Bí mật:
Trường hợp bạn được hỏi câu này từ sớm, rất có thể người phỏng vấn đang thực sự hỏi: “Chúng tôi có đủ khả năng thuê bạn không?”. Nếu bạn được hỏi muộn hơn nhiều, người phỏng vấn có thể đang hy vọng các yêu cầu về tiền lương của bạn nằm trong ngân sách họ có cho vị trí này.
Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu? Chúc mừng bạn, khi nhận được câu hỏi này tức là người phỏng vấn đã cân nhắc tuyển bạn. Đây là 3 bí quyết giúp bạn “bán thân” giá cao.
KHÔNG nhắc đến mức lương bạn muốn TRƯỚC KHI nhận được offer.
Hmm, nghe có vẻ kỳ. Nhưng chỉ nên nói về lương mong muốn SAU KHI nhà tuyển dụng đã đưa cho bạn offer chính thức. Nhắc đến lương trước khi nhận được offer sẽ chỉ làm giảm VỊ THẾ của bạn khi thương lượng.
Đây là nghệ thuật bán hàng kinh điển. Tưởng tượng bạn là người bán hàng. Nếu muốn bán được với giá cao, bạn sẽ chờ đến khi biết chắc người mua thích món đồ này rồi mới đưa ra giá cho nó.
Tương tự, hãy đợi đến khi bạn biết chắc nhà tuyển dụng muốn có bạn, rồi mới đưa ra “giá” của mình. Trước đó, hãy chỉ tập trung làm cho người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là ứng viên thích hợp nhất cho vị trí này.
Vậy khi được hỏi câu này, hãy bắt chước các chính trị gia, tránh trả lời câu hỏi trực tiếp bằng cách đánh lạc hướng. Ví dụ:
Hãy đưa ra khoảng lương dựa trên nghiên cứu thị trường
Trường hợp nhà tuyển dụng vẫn “dồn bạn vào chân tường”, quyết tâm yêu cầu bạn đưa ra mức lương cụ thể thì bí quyết số 2.
Ví dụ
Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình các vị trí digital marketing ở Việt Nam tại Paha, chúng mình tổng hợp và phân tích dữ liệu của hàng ngàn vị trí trên thị trường, chia theo cấp bậc, thành phố, ngành nghề… tất cả số liệu đều được tự động cập nhật hàng ngày.
Bằng cách đưa ra 1 khoảng lương dựa trên cơ sở thuyết phục, nhà tuyển dụng sẽ phải xem xét lại mức mà họ đang định offer cho bạn.
Nêu thêm những phúc lợi bạn đang được nhận ở công ty hiện tại.
Ví dụ bạn có lương tháng 13; tiền thưởng kinh doanh; 15 ngày nghỉ phép/năm; phụ cấp ăn trưa, điện thoại…
Tất cả những khoản này đều là tiền. Đưa ra những phần này là một cách để thu hẹp khoảng cách giữa những gì bạn muốn và những gì bạn đang được offer.
Đừng ngại thương lượng.
Don’t ask, don’t get.
Bật mí: