Anh thuộc thế hệ digital marketer đời đầu ở Việt Nam, đã làm trong ngành được hơn 12 năm, trong đó ~7-8 năm đảm nhận các vị trí quản lý, head digital. Một nửa thời gian anh làm ở agency, nửa sau anh ở client. Hiện anh đang làm Digital Director tại NutiFood.
Xuất phát điểm của anh là từ nhân viên, làm việc chi tiết. Điều này giúp chiến lược mà anh vạch ra có khả năng triển khai thực tế. Khi bạn hiểu rõ, làm việc với người khác sẽ giống 1 hướng dẫn viên du lịch biết rõ mình sẽ đi về đâu, đi như thế nào trong hành trình khi dẫn dắt các hoạt động.
À bạn có biết chính anh cũng là Founder Digital Marketing Agency – 1 group tạo ra rất nhiều giá trị cho anh em digital marketer VN? Và anh cũng chưa khoe hết background khủng của mình: Former Digital manager at Fonterra, Digital Director – Techcombank, Marketing Director – VinEcom, Senior Manager – Dentsu Aegis Network…
Anh thấy có 3 yếu tố chính:
1. Chuyên môn
Anh luôn tin là một marketer muốn thành công lâu dài phải am hiểu sâu sắc về công việc mình làm, hiểu nửa vời vào cuộc sẽ bơi sải ngay.
Bạn phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để làm được việc. Ví dụ sếp giao cho bạn làm SEM đi, bạn biết đó là cái gì không? Làm như thế nào? Kỹ năng bạn vững hay không, bạn thành thạo bao nhiêu kỹ năng?
Những nguyên tắc cơ bản của digital marketing sẽ không thay đổi. Bạn cần học hỏi về ngành mới để áp dụng cho phù hợp. Mỗi lần tham gia 1 lĩnh vực mới, bạn phải học về ngành đó, đặc điểm của tập khách hàng đó, học về đặc điểm những đối thủ của mình, tại sao người ta chọn sản phẩm này hay sản phẩm khác.
2. Thái độ của bạn trong công việc
Bạn có hard working không? Bạn có passion trong chuyện đó không hay suốt ngày lo mấy chuyện khác? Nói đến tận cùng, bạn đi làm cần phải mang lại giá trị cho công ty. Hãy tập trung vào công việc bạn cần làm.
3. Những kỹ năng mềm khác.
Bạn cần làm việc chung với nhiều người, nhiều bộ phận nên ngoài chuyên môn, bạn cũng cần nhiều kỹ năng mềm khác. Ngay trong team Marketing có nhiều người còn không hiểu về digital thì bạn phải giải thích thế nào, giao tiếp ra sao để các đồng nghiệp hiểu công việc của mình, phối hợp cho hiệu quả…
Anh có quan sát nhiều bạn trong ngành digital marketing và đi làm thuê giống anh em mình thì phát hiện con số 28 – độ tuổi của thành công. Thông thường các bạn học xong, bắt đầu làm việc năm 22 tuổi thì sau 6 năm đi làm, đến 28 tuổi hoặc bạn đã thành công hoặc có thể nhìn thấy dấu hiệu để thành công. Bạn đang ở vị trí supervisor thôi nhưng đường thăng tiến của bạn là nhìn thấy được.
Nếu 28 tuổi bạn vẫn là nhân viên, thậm chí chưa lên được senior executive thì có thể bạn sẽ gặp vấn đề thăng tiến sau này, khả năng đến 30 tuổi vẫn vậy. Suy nghiệm này chỉ áp dụng cho các bạn đang đi làm thuê chuyên nghiệp giống anh, còn tự kinh doanh thì không nằm trong diện này.
Chức danh cũng không phải là vấn đề quá quan trọng, chủ yếu bạn đang ở đâu trong Org. Chart của công ty đó, vai trò của bạn như thế nào. Như ở công ty cũ thì anh là Director nhưng qua Fonterra anh làm Manager, cũng không vấn đề gì cả. Hãy tập trung nâng cao năng lực cá nhân và những giá trị bạn có thể mang lại hơn là theo đuổi chức danh.
Anh khuyên các bạn nên làm trắc nghiệm 16 Tính Cách (16 Personalities) 1 cách nghiêm túc. Có những bạn khi làm trắc nghiệm xong mới phát hiện công việc hiện tại không hề phù hợp với họ. Bạn sẽ hiểu mình được motivate như thế nào trong công việc, điều gì de-motivate bạn. Bạn cần hiểu bản thân mình hơn nữa.
Anh làm trắc nghiệm này cũng không tin nó mang lại điều gì mới vì anh nghĩ mình đã rất hiểu mình, đến khi xem kết quả thì anh bất ngờ vì mức độ phân tích của nó. Anh trả phí mua ebook để đọc thêm và cảm thấy nó rất xứng đáng.
Chẳng hạn như anh đọc báo cáo nhận ra lý do nhiều người nghỉ việc các công ty. Con người có xu hướng chung là đổ thừa, tại sếp, tại công ty nhưng thực tế lý do ẩn sâu bên dưới rất nhiều, chẳng hạn như khả năng tạo động lực cho mỗi người trong công việc. Điều gì khiến tạo nên động lực, điều gì làm khiến mỗi người chán nản đều rất khác nhau.
Khám phá bản thân càng sớm càng giúp em chọn hướng sự nghiệp phù hợp. Hiểu biết về điều gì tạo ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình và công việc mình đang làm, để nỗ chọn lựa tốt hơn.
Hồi trước làm ở Vietnamworks, anh thấy 1 năm chỉ có 1 – 2 job về digital manager, bây giờ thì rất nhiều rồi. Thời điểm đó anh muốn mở rộng ra, muốn tăng thu nhập nên nhận những công việc có cả event, PR, offline chứ không chỉ online. Vài năm trôi qua, anh nhận ra thị trường tăng trưởng rất nhanh, tại sao mình nhận làm những công việc mình không có thế mạnh? Anh quay lại digital marketing, quay lại với lĩnh vực mình am hiểu nhất.
Trong quyển sách về Full-Stack Digital Marketers có liệt kê rất nhiều kỹ năng. Thật ra một người khó có thể làm hết tất cả những kỹ năng đó, thậm chí biết hết cũng không nổi. Con đường phát triển và học hỏi của 1 người digital lead, digital marnager rất rộng lớn, bản thân anh cũng không ngừng học hỏi vì biết rằng con đường trở thành Full-Stack Marketers là sự học cả đời.
Anh quan sát thì khoảng $1,000 – $4,000, dao động theo từng ngành, từng vị trị, scope of work và mức độ quan trọng của digital trong công ty đó như thế nào.
Ví dụ công ty đó chi cả triệu đô cho digital marketing thì mức lương em cao, nhưng nếu công ty đấy cả năm chỉ tiêu 1 tỷ (vnd) thôi thì không lý do gì họ đó sẽ thuê 1 digital lương cao vậy.
Lời khuyên #1: Anh không còn tin “hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.
Hãy làm cái em có nhiều lợi thế, càng làm em càng giỏi. Khi em giỏi, em sẽ xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho nó. Hồi đi học, ai thích Toán thì thường cũng là môn bạn ấy giỏi nhất. Đôi khi điều bạn đam mê nhất không phải là điều bạn có lợi thế. Bạn thích âm nhạc là điều tốt nhưng nếu quyết định chuyển sang làm ca sĩ chuyên nghiệp lại là một vấn đề khác. Đam mê chưa đủ. Vì thế, tập trung vào điều mình giỏi nhất sẽ giúp bạn tỏa sáng và mang lại cho em sự tự tin rất lớn.
Ngày trước anh có học lập trình trước khi làm SEO. Anh lập trình cả front-end và backend, cũng từng làm web design, liên quan đến nội dung, kỹ thuật website… Với nhiều bạn làm SEO sẽ mất rất nhiều thời gian để học các vấn đề về kỹ thuật. Nội am hiểu HTML, CSS thôi cũng đã là vấn đề cực lớn rồi. Anh có nền tảng đến từ một người làm kỹ thuật, tự tay thực hiện những việc đó nên việc tìm hiểu sẽ thuận lợi hơn. Khi người ta làm cái gì rất khó mà mình làm rất dễ thì đó là cơ hội của mình.
Lời khuyên #2: khi thị trường không hoàn toàn trắng hay đen, rất lộn xộn thì có khi đó là cơ hội của mình.
10 năm trước anh nhớ digital chỉ có book banner, Adwords, sau này mới có thêm Facebook. Công việc vào thời điểm đó chưa thú vị như bây giờ nhưng anh đã đặt niềm tin vào sự phát triển của ngành này. Anh đã chọn, dù mọi thứ không có gì rõ ràng lúc đó. Nhiều bạn không chọn gì cả vì mọi thứ còn mù mờ nhưng đợi đến khi rõ ràng thì có khi bạn không còn cơ hội.
Lời khuyên #3: Nhìn xa hơn và suy luận ngược về
Hãy đặt mình ở vị trí bạn muốn ở đâu trong tương lai, sau đó nhìn vào thực tại, bạn sẽ biết mình nên chọn như thế nào và nên di chuyển ra sao. Hãy bắt đầu bằng đích đến, sau đó bạn sẽ tự nhìn ra đường đi.
Vai trò của digital mới chỉ bắt đầu được khẳng định và ngày càng quan trọng hơn. Nhiều bạn tuyển dụng chia sẻ với anh là không có người chất lượng. Anh nghĩ cơ hội đang rất rộng mở cho các bạn muốn vào ngành này.
Nếu bạn đã quyết tâm vào ngành thì phải liên tục trau dồi, không có con đường tắt đâu. Điều bạn cần tập trung là tiến về phía trước, giành quyền tiến bước trong tương lai.
Cảm ơn anh Hiển đã chia sẻ nhiều điều tâm huyết. Chúc anh thật nhiều sức khỏe và tiếp tục tạo thêm nhiều giá trị cho anh em digital marketer.
Bạn có thể theo dõi thêm anh Hiển và cộng đồng anh xây dựng tại đây: