Cạm bẫy đạo đức của người làm digital marketing

Con đường sự nghiệp của một digital marketer (hoặc bất kì ai khác) có thể đi từ những vị trí như intern, executive đến lead/manager hoặc senior/head/CxO/VP. Thực tế Digital Marketing là bộ phận tiêu tiền và có nhiều tiếp xúc với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp… Dù ở vị trí thấp hay cao, là người có thể ra quyết định hoặc không, những hành động, lựa chọn của bạn đều có thể ít nhiều liên quan đến cạm bẫy đạo đức.

Cạm bẫy đạo đức (ethical trap) là một tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức (ethical dilemma) khiến chúng ta đưa ra một quyết định nào đó mà không quan tâm đến các nguyên tắc đạo đức của mình.

Một số ví dụ cạm bẫy đạo đức thường thấy:

  • Tham nhũng và hối lộ.
  • Thông thầu, chỉ làm với nhà cung cấp quen thuộc, chân gỗ, quân xanh quân đỏ, chỉ định…
  • Tương tác với các cơ quan thuộc sở hữu nhà nước: Có một số trường hợp trong đó các cơ quan chính phủ yêu cầu một tổ chức tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức chặt chẽ hơn những gì họ có thể có. Hầu hết các cơ quan quản lý của chính phủ tồn tại vì một công ty hoặc toàn bộ ngành công nghiệp đó đã đặt lợi nhuận lên trên người lao động hoặc môi trường của họ. Ví dụ, các cơ quan chính phủ như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm và Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp giữ cho các doanh nghiệp tuân theo các tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức. Nếu bạn không quen với bất kỳ hạn chế nào của chính phủ có thể ảnh hưởng đến ngành, tổ chức hoặc dự án của bạn, bạn có thể vô tình rơi vào một cái bẫy đạo đức.
  • Hoặc đơn giản như bùng thanh toán tài khoản quảng cáo.

Đôi khi, các vấn đề đạo đức tiềm ẩn này có thể bị bỏ qua hoặc có thể được xem là “mặc định”, chi phí cần thiết để kinh doanh, vận hành. Đây là lối suy nghĩ nguy hiểm vì những kiểu giả định này có thể khiến dự án, công ty và sự nghiệp của bạn gặp rủi ro.

 

Một số cách tránh, hạn chế những cạm bẫy này:

Hãy hiểu các yêu cầu pháp lý cho việc mua sắm của bạn

Mỗi quốc gia hoặc công ty đều có các quy định phải tuân thủ khi tiến hành kinh doanh. Hãy nghiên cứu các yêu cầu pháp lý và đạo đức dựa trên dự án, chiến dịch và nhu cầu mua sắm của bạn, đồng thời, nếu tổ chức của bạn có đội ngũ pháp lý, hãy dựa vào họ để được hỗ trợ và tư vấn.

Bám theo các quy tắc đạo đức của bạn

Trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và công bằng là những giá trị nền tảng cho hành vi đạo đức trong mọi nghề nghiệp.

Bạn có thể tham khảo thêm Quy tắc đạo đức của Viện Quản lý Dự án (PMI) cung cấp các hướng dẫn chi tiết giúp bạn duy trì hành vi đạo đức trong các hoạt động của mình.

Kiểm tra đạo đức

Khi phải đối mặt với một tình huống khó xử về đạo đức, bạn có thể tự trả lời những câu hỏi này:

  • Xấu hổ: Bạn có xấu hổ nếu ai đó biết bạn đã làm điều này?
  • Cộng đồng: Bạn có muốn giấu bạn bè quyết định của mình?
  • Pháp lý: Liệu bạn có phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nếu bạn thực hiện hành động này?
  • Tình huống: Liệu hành động của bạn có hợp lý trong tình huống này?
  • Hậu quả: Một kết quả tiêu cực có đáng với hành động bạn đang chọn không?

Cuối cùng, mọi thứ đều có cái giá của nó. Không ai có thể nói trước và dễ dàng xử lý khi gặp những tình huống như trên. Hãy cố gắng làm những điều đúng đắn nhất có thể, cũng như cần quản trị rủi ro cho chính bạn và đội ngũ, công ty mình.