Giá trị của một sản phẩm thường là Hữu Hình hoặc Vô Hình. Về mặt nhân sự thì các nhà tuyển dụng xem sức lao động của một người là thuộc loại thứ hai. Trong khi giá trị của một sản phẩm Hữu Hình có thể dễ xác định bằng công thức:
Nguyên vật liệu + Chi phí sản xuất + Biên lợi nhuận = Giá bán,
thì với sản phẩm vô hình, không có nguyên vật liệu hay chi phí sản xuất, vì vậy hai biến đầu tiên trong công thức trên = 0.
Do đó, nguyên tắc #1 của nhà tuyển dụng là Lao động là vô hình. Người sử dụng lao động mua sức lao động của bạn. Nhưng giá trị lao động của bạn rõ ràng là rất khác biệt so với một chiếc TV hay ô tô cụ thể, bởi sau khi hợp đồng lao động được ký kết, hiệu quả lao động của bạn có thể không đạt kỳ vọng hoặc có thể liên tục cải thiện, phụ thuộc nhiều vào tác động mang tính con người – chính là bạn. Càng làm được nhiều, bạn càng giải quyết được những vấn đề phức tạp hơn cho sếp, và bạn càng có giá trị. Thực tế là có hẳn một nghề để đo lường giá trị đó – chính là Phân tích tiền lương.
Tuy nhiên, các công ty biết rằng ngay cả khi một chuyên gia phân tích tiền lương đã đưa ra con số cho một công việc cụ thể, đó cũng chỉ là một phỏng đoán có cơ sở, một hướng dẫn tham khảo. Một số nhân viên có giá cao hơn vài triệu hay vài chục triệu đồng vì họ làm được nhiều hơn, trong khi những người khác làm được ít hơn và vì thế xứng đáng nhận mức lương thấp hơn.
Bởi vì lao động là vô hình, các nhà tuyển dụng thừa biết là không có mức lương cố định; thay vào đó, có một dải lương ; )
Giờ thì bạn đã biết là bạn luôn có thể nhận được nhiều hơn kể cả khi bạn biết mức lương của 1 nhân viên khác cùng vị trí, hoặc HR bảo là mức lương đang offer bạn là kịch khung rồi,…
Nguyên tắc #2: Trách nhiệm càng lớn, lương càng cao.
Nguyên tắc #3: Hãy kiếm tiền cho sếp.