Kể về lần bạn bất đồng quan điểm với ai đó?

Xung đột là một phần của cuộc sống, công việc. Nhà phỏng vấn muốn biết liệu bạn có thể giải quyết những căng thẳng đó một cách tôn trọng hay không. Nếu bạn đã giúp đưa mọi thứ về một thỏa thuận tích cực, đó là một điểm lợi lớn. Ngược lại, biểu hiện của sự tức giận hoặc thoả hiệp sẽ làm bạn mất điểm.

Hãy trả lời loại câu hỏi này bằng một câu chuyện thuyết phục gồm 3 H: Hoàn cảnh, Hành động và Hiệu quả.

Miêu tả Hoàn cảnh

Nói về tình huống đã xảy ra, vấn đề bạn đã phải đối mặt là gì? Cần phải giải quyết khó khăn gì và bạn có (hoặc không có) nguồn lực, sự hỗ trợ gì? Đây là phần quan trọng của câu chuyện, nên dành khoảng 3 – 4 câu.

Hành động đã làm

Nói về những hoạt động chính mà bạn đã làm để thay đổi, giải quyết tình huống đó. Đừng kể quá tiểu tiết dài dòng, chỉ nên khoảng 2 – 3 câu. Và cố gắng sử dụng động từ ở thế chủ động, ví dụ “Tôi đã quyết định” hoặc “Tôi đã thuyết phục”…

Khoe Hiệu quả

Cho họ biết mọi thứ đã diễn ra tốt như thế nào, cách các vấn đề đã được giải quyết và bạn đã học được gì từ đó. Hãy cố gắng kết bằng 1 câu ấn tượng ở cuối, ví dụ cuối cùng thì hai người đã đồng thuận thế nào, bạn đã đạt được mục đích và đảm bảo hiệu quả công việc ra sao… Nó sẽ làm nổi bật rằng bạn đã làm tốt như thế nào.

 

Bật mí:

  • Chọn kể một ví dụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, công việc. Đừng nêu những tranh cãi, vấn đề cá nhân.
  • Bình tĩnh giải thích quan điểm của cả hai bên.
  • Chỉ ra sự thỏa hiệp hoặc sự đồng cảm, thấu hiểu đầy đủ hơn đã mang lại kết quả tốt thế nào.