Làm thế nào để bạn xác định giá trị của mình trên thị trường?

Trước hết, hãy hiểu rằng giá trị thị trường không phải là một con số cố định, mà là một khoảng từ mức cao nhất Ideal (Lý tưởng) đến mức thấp nhất No-go (Không thể chấp nhận).

Bạn sẽ xác định khoảng lương này dựa trên ba mức I-S-N của riêng bạn.

Giá trị thị trường của bạn theo mô hình ISN là sự tổng hợp của 4 yếu tố chính:

  1. Giá trị nghiên cứu khách quan (Objectively Researched Value – ORV)
  2. Giá trị cá nhân của bạn (Individual Value – IV)
  3. Giá trị rủi ro (Risk Factor – RF)
  4. Phúc lợi và các quyền lợi khác (Bennies & Perks)

Công thức đầy đủ như sau:

ISN = ORV + IV + RF + Bennies & Perks.

Nếu bạn giỏi về số liệu, logic thì đây chỉ là một phép tính đơn giản.

Nếu không, hãy tưởng tượng giá trị thị trường của bạn giống như một bức tranh tổng hợp từ 3 góc nhìn:

  • Hiện tại (ORV): Mức lương trung bình trên thị trường cho vị trí của bạn.
  • Quá khứ (IV): Kinh nghiệm, thành tích và giá trị cá nhân mà bạn mang lại.
  • Tương lai (RF): Mức độ rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận trong thu nhập (hoa hồng, KPI, thưởng…).

Dưới đây là định nghĩa cụ thể của từng yếu tố trong công thức:

  • Giá trị nghiên cứu khách quan (ORV, hiện tại): Là mức lương trung bình trên thị trường, được xác định qua các báo cáo lương, khảo sát ngành, hoặc các dữ liệu công khai. Ví dụ, mức lương trung bình cho một Senior Digital Marketing Manager tại Việt Nam có thể dao động từ 30 – 50 triệu VND/tháng, tùy thuộc vào ngành và công ty.
  • Giá trị cá nhân (IV, quá khứ): Là mức độ bạn vượt trội so với ứng viên khác. Nếu bạn có 5 năm kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook, nhưng còn có cả kinh nghiệm SEO và Performance Marketing, giá trị của bạn sẽ cao hơn mặt bằng chung.
  • Giá trị rủi ro (RF, tương lai): Là phần thu nhập phụ thuộc vào hiệu suất, chẳng hạn như hoa hồng từ doanh thu quảng cáo, bonus theo KPI, hay quyền chọn cổ phiếu (ESOP) nếu làm tại startup. Đây là yếu tố có thể khiến một mức lương “No-go” trở thành “Satisfactory”.

Bennies & Perks (Phúc lợi & các quyền lợi khác) sẽ được đề cập chi tiết hơn trong các bài viết sau. Những yếu tố như bảo hiểm sức khỏe, gói đào tạo chuyên sâu, làm việc từ xa hoặc trợ cấp thiết bị có thể làm cho một lời đề nghị từ mức “No-go” thành “Satisfactory”.

Cách xác định mức lương trên thị trường (ORV)

Tin mừng là chỉ cần 3 giây, bạn sẽ biết ngay mức lương các vị trí digital marketing tại Việt Nam đã được Paha cập nhật mới nhất tại đây: paha.vn/salary

Tuy nhiên, đây là mức lương cao theo các vị trí chất lượng, từ các công ty lớn, có tên tuổi hàng đầu chứ không phải là những công việc, vị trí digital marketing phổ thông (ví dụ 1 shop bán quần áo online nhỏ lẻ sẽ trả mức lương rất khiêm tốn cho 1 digital marketer 2-3 năm kinh nghiệm, nhưng cũng là 1 digital marketer 2-3 năm kinh nghiệm khác lại có thể nhận mức lương cao hơn nhiều nếu làm ở 1 tập đoàn, công ty lớn).

Lấy thước đo của những vị trí có mức lương tốt nhất chính là để biết thực tế trên thị trường còn có những ngọn núi cao hơn, giúp bạn phấn đấu học tập và làm việc tốt hơn nữa. Cũng đừng quá tự ti nếu mức lương hiện tại của bạn thấp và không biết cách nào để đạt những ngọn núi cao như vậy, Paha chính là để giúp bạn đạt được điều này.

Cách xác định giá trị cá nhân bổ sung của bạn (IV)

Bạn có “nhỉnh hơn trung bình”? Có được biết đến trong ngành? Có chuyên môn đặc biệt không? Nếu có, giá trị cá nhân của bạn sẽ cộng thêm vào mức lương thị trường, giúp bạn lọt vào nhóm mức lương trên trung bình.

Ngược lại, nếu bạn dưới trung bình, mới ra trường, thiếu kỹ năng, hoặc chưa có kinh nghiệm phù hợp thì có thể giảm nhẹ mức lương tiêu chuẩn (ORV) để bạn vẫn ở mức cạnh tranh.

Ví dụ Content Creator biết SEO nên tăng IV

Nam, ứng tuyển vào vị trí Content Executive cho một sàn thương mại điện tử. Ngoài khả năng viết bài bán hàng thông thường, Nam còn có chứng chỉ Google SEO và đã giúp 3 blog tăng lượng truy cập từ 0 lên 10.000 người/tháng chỉ trong 4–6 tháng.

Trong buổi phỏng vấn, Nam trình bày rõ chiến lược SEO đã thực hiện và đề xuất mức lương cao hơn 2–3 triệu so với khung tiêu chuẩn, vì anh có thể giúp tăng lượng truy cập không tốn thêm chi phí quảng cáo.

Ví dụ ứng viên chưa có IV, chấp nhận mức lương thấp hơn để lấy cơ hội

Quỳnh, mới học xong khoá học Digital Marketing Online, đang ứng tuyển vị trí Junior Social Media Executive tại một agency. Cô chưa có kinh nghiệm thực tế, nhưng có tinh thần học hỏi cao và đã xây dựng một fanpage riêng với hơn 5.000 followers.

Biết mình chưa có IV$, Quỳnh chấp nhận mức lương thấp hơn thị trường 1–2 triệu, đổi lại là cam kết được đào tạo và xét tăng lương sau 6 tháng.

Cô xem đây là khoản “đầu tư ngược” – lấy cơ hội để tạo thành IV$ trong tương lai.

Xác định giá trị tăng thêm nhờ chấp nhận rủi ro (RF)

  • Xác định ORV tức là biết khung lương tham khảo trên thị trường.
  • Xác định giá trị cá nhân bổ sung (IV) là đặt bạn ở đâu đó trong khung lương ấy.
  • Nhưng xác định giá trị tăng thêm nhờ chấp nhận rủi ro (RF) mới là yếu tố có thể đẩy mức lương lên 1 mức độ mới!

Mỗi khi bạn sẵn sàng thương lượng chế độ đãi ngộ dựa trên hiệu quả công việc, bạn đang thêm vào hồ sơ của mình một yếu tố RF.

Nguyên lý cốt lõi trong tuyển dụng (và ngược lại, sa thải) là “Tạo ra lợi nhuận cho tôi” (Make me a buck).

Doanh nghiệp thuê bạn vì họ kỳ vọng giá trị bạn tạo ra phải vượt xa chi phí họ trả.

Nhưng cụ thể là “vượt bao nhiêu”? Bạn có sẵn sàng đặt cược vào hiệu quả bạn tạo ra?

Nếu câu trả lời là , thì bạn hoàn toàn có thể thương lượng thêm RF vào mức lương cuối cùng.

Nếu bạn chỉ là một mắt xích nhỏ trong guồng máy, thì có lẽ RF không nhiều.

Nhưng nếu bạn tạo ra tác động trực tiếp lên doanh thu hoặc chi phí, thì RF có thể rất lớn.

Ví dụ tình huống khẩn cấp – Digital Marketer cứu hợp đồng

Hoàng, một Digital Account Manager, biết rằng công ty đang có nguy cơ mất hợp đồng quảng cáo trị giá hơn 3 tỷ đồng mỗi năm từ một khách hàng lớn. Lý do là người Account cũ nghỉ việc đột ngột, còn khách hàng dọa sẽ “đấu thầu lại toàn bộ”.

Hoàng là người duy nhất đã từng làm dự án tương tự với cùng ngành hàng, có thể xử lý bàn giao trong vòng 3 ngày, và cam kết giữ khách trong 1 tháng đầu bằng chiến lược giữ ngân sách và hiệu suất ổn định.

IV$ của Hoàng tương đương các ứng viên khác, nhưng vì tình huống khẩn cấp, anh đề xuất thêm 50 triệu đồng/năm vào tổng đãi ngộ như một khoản Rf$ “giải cứu dự án” – và được chấp thuận.

Ví dụ cổ phần hoặc thưởng dự án – Chấp nhận rủi ro để chia lợi ích

Lan, một chuyên gia SEO, ứng tuyển vào vị trí Lead SEO cho một startup thương mại điện tử mới ra mắt.
Website đang có traffic rất thấp, và công ty muốn tăng lên 50.000 phiên/tháng trong 6 tháng tới.

Lan đồng ý nhận mức lương cứng thấp hơn thị trường khoảng 4 triệu/tháng, đổi lại cô đề xuất:

  • Bonus 30 triệu nếu đạt mục tiêu 50.000 traffic sau 6 tháng
  • Cổ phần ESOP 0.2% nếu đạt 100.000 traffic sau 1 năm

Với phương án này, Lan chấp nhận rủi ro cao, nhưng nếu thành công, RF cô nhận được sẽ vượt xa lương ban đầu.

Ví dụ cải tiến đo lường được – Đóng góp rõ ràng

Tùng, một chuyên gia chạy quảng cáo Facebook, ứng tuyển vào công ty startup ngành giáo dục.
Anh đề xuất xây dựng hệ thống chấm điểm MQL (Marketing Qualified Lead) để tối ưu ngân sách và chất lượng khách hàng tiềm năng.

Tùng cam kết: nếu sau 3 tháng, CPA giảm ít nhất 20% và tỉ lệ chuyển đổi tăng từ 5% lên 8%, anh đề nghị thưởng thêm 1 tháng lương cho mỗi mục tiêu đạt được.

Vì đề xuất của anh có thể đo lường – đánh giá – gắn liền hiệu quả tài chính, công ty sẵn sàng đồng ý mức thưởng Rf$ như vậy.