Theo Báo cáo lương 2024 của Navigos, với những người được tăng lương trong 2023 thì:
Và đấy là may mắn nếu bạn còn được tăng lương, trong khi có đến hơn 55% (hơn một nửa) người lao động không được tăng lương hoặc thậm chí còn bị giảm:
Lương tăng khi giá trị của bạn tăng
Nhìn chung, mức lương của bạn phản ánh giá trị bạn mang lại cho công ty, hoặc sếp. Và có hai cách cơ bản để tăng thu nhập thông qua gia tăng giá trị bản thân: Học & Hành.
Hãy tự thành thật:
Bạn có trả 100,000đ cho 1 chai nước suối? Tương tự, tại sao sếp nên trả lương cao, tăng lương nhiều cho bạn nếu bạn không có nhiều giá trị?
Thường sau khi đặt một mục tiêu lớn ví dụ đạt mức lương $5,000 hoặc thành Chief Digital Officer, bạn bắt đầu nỗ lực để đạt các mục tiêu thách thức đấy. Và như bạn đã biết là cần “Think big & start small”, nên tạm quên đi mục tiêu và chú tâm vào hệ thống, bí quyết để ăn hết một con voi là ăn từng miếng một,… Nhưng thực tế không phải ai cứ cố gắng cũng chạm được mức lương hoặc vị trí cao đấy. Phần đông đều rất vất vả duy trì động lực. Làm thế nào để giữ vững động lực và đi đến đích thay vì sớm nở tối tàn?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề này rất nhiều năm. Trong khi vẫn còn phải tìm hiểu nhiều thứ, một trong số các phát hiện nhất quán cho thấy các để duy trì động lực và đạt tới mức độ khát vọng đỉnh cao là làm việc trên các nhiệm vụ “có độ khó vừa đủ xoay xở”.
Bộ não con người ưu thích thử thách, nhưng chỉ trong mức độ khó tối ưu. Nếu bạn thích tennis và thử chơi một trận nghiêm túc với một đứa bé bốn tuổi, rất nhanh bạn sẽ thấy chán. Nó quá dễ. Bạn sẽ thắng từng điểm một. Ngược lại, nếu bạn đấu với một tay vợt chuyên nghiệp như Roger Federer hay Serena Williams, bạn sẽ nhanh nản bởi trận đấu quá khó.
Giờ hãy tưởng tượng bạn chơi với một đấu thủ ngang tầm. Trong diễn biến trận đấu, bạn ăn vài điểm và thua vài điểm. Bạn có cơ hội thắng, nhưng chỉ khi bạn thật sự cố gắng. Sức tập trung của bạn gom lại, sao nhãng biến mất, và bạn thấy bản thân đổ 100% sức lực vào trận đấu trước mắt. Đây là thử thách có độ khó vừa đủ xoay xở, và nó chính là ví dụ vế Quy tắc Goldilocks.
Quy tắc Goldilocks nói rằng chúng ta trải qua cảm giác có động lực đỉnh điểm khi thực hiện các nhiệm vụ chỉ ở ngay phía trên mức ngưỡng của năng lực hiện tại. Không quá khó. Không quá dễ. Chỉ vừa đúng.
Khi bạn khởi động một thói quen, quan trọng là giữ cho hành vi càng dễ càng tốt, để bạn có thể duy trì ngay cả khi điều kiện xung quanh không hoàn hảo.
Tuy nhiên, một khi thói quen đã hình thành, thì quan trọng là tiếp tục tiến bộ từng bước nhỏ. Các cải thiện nhỏ này và các thách thức mới sẽ giúp bạn gắn kết. Và nếu bạn rơi vào đúng Vùng Goldilocks, bạn có thể đạt được trạng thái vào guồng.
Động lực cao nhất xuất hiện khi đối mặt với một thách thức có độ khó vừa đủ xoay xở.
Trạng thái vào guồng là trải nghiệm “vào trạng thái” và toàn bộ con người ta chìm ngập vào hoạt động. Các nhà khoa học đã cố gắng thử định lượng cảm giác này. Họ phát hiện ra để đạt được trạng thái vào guồng, một nhiệm vụ nên có độ khó tầm khoảng 4% cao hơn năng lực hiện tại của bạn. Trong thực tế chắc chắn sẽ không dễ đo lường độ khó của một hành động theo cách này, nhưng mà ý tưởng cốt lõi của Quy tắc Goldilocks vẫn còn giá trị: Làm việc trên các nhiệm vụ có độ khó vừa đủ – nằm ở đâu đó trong chu vi năng lực của mình – có vẻ mang tính quyết định đối với duy trì động lực.
Giờ thì bạn đã biết là càng tăng giá trị bản thân thì người ta trả bạn càng nhiều. Và bạn hoàn toàn chủ động trong việc tự chọn độ khó công việc, tốc độ phát triển bản thân, môi trường làm việc… qua việc học & hành.
Ai cũng “thuộc bài” là không nên so sánh mình với người khác, vì mỗi người có xuất phát điểm, hoàn cảnh, khả năng, động cơ, mục tiêu khác nhau. Quan trọng là chúng ta tự nhìn lại chính mình xem mình đang dễ dãi hay chiến thắng bản thân như thế nào.
Như vậy thì không phải là sếp chọn trả lương cho bạn bao nhiêu, mà là chính bạn quyết định mức lương của mình.
Nguồn:
* James Clear – Atomic habits
Hình minh họa: TheWokeSalaryMan.com