People, Product, Process chỉ cần ổn định – Profit sẽ tự đến

Một sáng cafe góc riêng, chị Hà “mở lòng” chia sẻ kinh nghiệm xương máu suốt hơn 10 năm làm Marketing và lãnh đạo nhiều đội nhóm.

Cảm ơn chị Hà đã dành thời gian chia sẻ đến các bạn Digital Marketer.

People, Product, Process Chỉ Cần Ổn Định – Profit Sẽ Tự Đến

Bí quyết nào giúp chị đạt được cương vị lãnh đạo như hôm nay?

Trên cương vị là một người sếp

Đối với nhân viên của mình, chị sẽ là người kiên nhẫn lắng nghe, dù là khóc lóc than thở, dù là việc cá nhân hay công việc; nhưng chị yêu cầu các bạn độc lập trong quyết định, phải tự đưa ra được vấn đề và cách giải quyết. Bấy giờ chị sẵn sàng ở bên cạnh định hướng.

Đối với chị, người lãnh đạo phải hiểu khái niệm “situational management”, tức có tình huống em buộc phải phát xít, dùng sức mạnh buộc người khác theo mình nhưng cũng có trường hợp đòi hỏi em mềm mỏng ( treo thưởng, động viên, năn nỉ, … ) tất cả đều phải học qua trải nghiệm bởi không sách vở nào có thể dạy cho mình.

Chị nhận thấy mình khá nghiêm khắc trong một vài trường hợp. Điển hình như đối với chị không có khái niệm hết giờ nếu công việc còn ngổn ngang, một nhân viên từ chối làm thêm giờ trong khi chị vẫn còn miệt mài (nếu không thể đưa cho chị lý do hợp lý) chị sẵn sàng sa thải.

Đối với chính bản thân mình

Nhiều năm qua chị vẫn học cách để trao quyền cho người khác cũng như kiểm soát kỳ vọng của bản thân.

Ngày trước chị khá cầu toàn và khó tính. Lẽ tự nhiên một người giỏi sẽ kỳ vọng đồng đội của mình cũng làm được như mình, nhưng kỳ vọng bao nhiêu để không tổn hại bản thân và người khác chính chị cũng mất rất lâu để thật sự học được.

Theo kinh nghiệm của chị có những trường hợp buộc phải buông tay, kể cả em biết người em trao quyền “no where to ready” nhưng vẫn nên chấp nhận rủi ro. Tập thể càng lớn, càng phải đối mặt với vấn đề này thường xuyên nên tâm thế cần luôn vững vàng.

 

Lời khuyên của chị dành cho các bạn đã, đang, sẽ làm leader để phát triển hơn?

Muốn làm được việc phải để tâm vào chi tiết

Chị là một trong ba người đi đầu khai phá digital marketing của ngành ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2012- 2013.

Còn nhớ mỗi 5 giờ chiều chị cùng với Agency đối soát từng key metrics, đo lường bấy giờ phải dựa vào Cost per Action, Cost per Acquisition chứ không chỉ đơn giản là Cost per Lead nữa, hàng ngày hàng tuần hàng quý theo sát Performance để biết được sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Chỉ cần thật sự để tâm và khắt khe với nó, em sẽ biết được hướng đi nào là đúng.

Đến mỗi thứ 6 sẽ là buổi họp với Trưởng phòng quản lý rủi ro. Bấy giờ, tất cả mọi người từ Marketing, Sale, chị và anh Trưởng phòng sẽ cùng ngồi lại giải trình từng trường hợp, tìm ra đâu là lý do thất bại để cải thiện và quyết định bước tiếp theo.

Ngoài ra, không bao giờ hài lòng với những gì mình đã làm được, phải luôn tò mò đói khát điều mới sẽ thúc đẩy em đào bới kiến thức để đột phá. Nếu ngày đó chị an phận không xả thân hết mình xây dựng hệ thống Digital có lẽ chị đã khác, công ty cũng đã khác.

 

đừng ngại chiến đấu hết mingh

Đừng ngần ngại chiến đấu hết mình cho công việc

Trước khi chị đến Citibank ngành digital marketing của ngân hàng gần như là “vườn không nhà trống”, vậy mà chị ngày đó dám quả quyết chỉ cần cho chị nhân sự và nguồn lực, chị sẽ đạt được KPI.

Bắt tay từ đầu với CRM chưa hề có nền tảng từ trước, chị liệt kê điểm nào xây dựng từ đầu, điểm nào có thể mượn nguồn lực từ đơn vị khác, một thân đi “chiến đấu” với phòng quản lý rủi ro, phòng vận hành, phòng bán hàng,.. mọi việc chị muốn chị đều sẽ chủ động cho nó.

 

Theo chị các bạn Marketer tuổi đời, tuổi nghề trẻ cần chú ý điều gì?

 

 Đầu tiên, không thể thiếu một mindset mở

 

Chị muốn mỗi marketer đều có được góc nhìn toàn cảnh, nghĩa là không chỉ chăm chăm chỉ biết đến chuyên môn đang làm, bởi gốc rễ của marketing là tương tác giữa con người nên dù em là người làm digital hay tech, outcome của em vẫn là trải nghiệm người dùng – đó là điều mà các bạn hay tập trung vào các con số thỉnh thoảng lãng quên đi.

 

Thứ 2, kỹ năng

 

Bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có 2 hướng phát triển: chuyên gia (Subject-matter Expert) và người lãnh đạo ( People Management). Mỗi hướng đi sẽ có yêu cầu về kỹ năng khác nhau.

Đối với người chuyên gia, em cần học không ngừng, luôn luôn theo đuổi công nghệ mới, “test and learn” trở thành một văn hóa, vì đặc điểm người chuyên gia sẽ nhìn vào những con số, KPI, OKR, Performance,…

Còn đối với hướng còn lại, em phải quản lý một đội ngũ gồm cả chuyên viên và chuyên gia, nên đòi hỏi ở em kỹ năng mềm điêu luyện ( cách tương tác, khai thác thông tin, truyền cảm hứng, lên kế hoạch, hoạch định rủi ro,…). Ngoài ra một người quản lý tốt có thể không cần hiểu sâu nhưng phải hiểu rộng để biết từng người đang làm gì, mà giúp đỡ, tư vấn rồi mới quản lý.

Lý tưởng là một bạn trẻ sẽ đọc vị được chính mình và sớm biết đâu là hướng đi mình chọn lựa để không ngừng học tập trau dồi các kỹ năng liên quan.

 

Thứ 3, thái độ

 

Một nhân viên của chị luôn phải ghi nhớ một khi em được sếp giao cho một công việc mới, nhiều trọng trách hơn nghĩa là em đã phải làm rất tốt công việc trước đó, dù cho đó là công việc nhỏ như thế nào.

Từng có các bạn thực tập sinh làm chị rất ấn tượng, cho dù là công việc dọn kho, sắp xếp giấy tờ, in ấn tài liệu… các bạn ấy cũng rất vui vẻ để làm và làm chi tiết, đúng, đẹp. Thứ hỏi làm sao chị có thể giao cho một người đến giấy tờ còn không thể sắp xếp được những nhiệm vụ mới thử thách hơn, đúng không?

 

Cuối cùng, tìm cho mình một mentor

 

Thay vì mình tốn 10-12 tháng cho một vấn đề thì có thể nhờ mentor mà đi nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều.

 

Một vài cách chị nghĩ sẽ giúp ích các bạn đang muốn tìm mentor

Mentorship đối với chị không phải là tổng đài 1088

Trước hết là chủ động

 

Mentor không thể tự nhiên xuất hiện,  mà bằng cách thông qua các mối quan hệ, gặp gỡ trong công việc, kết nối qua mạng xã hội hoặc thậm chí là tham gia các chương trình mentoring,… em nên là người tìm kiếm cơ hội cho mình.

 

Sự tử tế và trách nhiệm cũng là điều tất yếu.

 

Cốt lõi mối quan hệ là “cho đi” – “nhận lại”. Ở đây mentor sẽ không kỳ vọng em giúp đỡ họ trong danh vọng tiền tài điều họ cần là em cho họ thấy công sức của họ bỏ ra không vô ích, thể hiện qua cách em cư xử và cách em có trách nhiệm với những lời hứa của mình. Chỉ cần em đối xử thật tâm, cho dù cách thể hiện của em chưa được khéo léo, thời gian sẽ thể hiện giúp em.

 

Sai lầm lớn nhất là giới hạn bản thân 

 

Không nhất thiết phải gặp trực tiếp nói chuyện thì mới là mối quan hệ mentor – mentee, có rất nhiều người họ đóng góp bằng viết (viết trên social media, báo, …) mình có thể đọc và tiếp thu những kinh nghiệm, biến nó thành bài học cho mình. Nếu không phải đợi một người đồng ý trở thành mentor, trả lời hết mọi thắc mắc của em phải đợi đến bao giờ.

 

Cuối cùng, đừng ngại thay đổi bản thân

 

Hầu hết chúng ta đều đi theo con đường phát triển từ Execution => Team Leader => Manager => Director không thể tránh những lỗ hổng trong kỹ năng. VD một bạn thiên về performance và tech sẽ thường gặp khó khăn trong việc trò chuyện với người khác một cách trôi chảy, nhưng không có nghĩa là không làm được, chỉ cần nỗ lực luyện tập, đừng vội cho rằng mình không phù hợp, đừng ngại cho phép mình thử bởi “không thử sao biết.”

 

đừng sợ sự thay đổi - Christine Hà Lê

Mọi người có thể tiếp tục follow chị Christine Hà Lê để tiếp tục nhận những chia sẻ từ chị:


hướng dẫn làm CV chuyên nghiệp, miễn phí

7 bi quyet deal luong danh rieng digital marketer