Càng nhảy việc, lương càng cao và dễ thăng tiến

Đây là chủ đề có nhiều tranh luận, ý kiến trái chiều. Quan điểm của mình là không có đúng-sai tuyệt đối mà là tương đối, phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh. Tiêu đề & nội dung bài viết này không nhằm “câu view” hoặc cổ xúy nhảy việc mà nhằm chia sẻ một số nguồn thông tin uy tín để bạn có thêm góc nhìn và vận dụng.

 

VỀ MỨC LƯƠNG *

“Những người hay thay đổi công việc vào khoảng thời gian đầu sự nghiệp có xu hướng nhận được lương và thu nhập cao hơn trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp.”

 

VỀ THĂNG TIẾN **

“Trong nhóm người có 15 năm kinh nghiệm làm việc, những người từng kinh qua chỉ 2 – 3 công việc chỉ có 2% cơ hội trở thành lãnh đạo cấp cao (C-level), trong khi những người từng giữ qua ít nhất 5 vị trí lại có đến 18% cơ hội lên đỉnh.”

Nói có sách, mách có chứng:

* Mô phỏng việc nhảy việc giúp tăng lương nhanh hơn

  • Giả sử lương hiện tại của bạn đang là 15 triệu/tháng.
  • Cách tăng lương 1: Tiếp tục ở lại công ty. Công ty định kì review lương 1 lần mỗi năm, và mỗi lần thì được tăng trung bình ~5%.
  • Cách tăng lương 2: Nhảy việc. Nếu nhảy việc, bạn có thể tăng ~15% lương (thực tế ứng viên có thể tăng 10-20% mỗi khi nhảy việc). Và giả định cứ mỗi 2 năm thì bạn nhảy việc một lần.

Đây là mức lương hàng tháng của bạn theo từng năm:

So sánh lương nhảy việc

 

càng nhảy việc lương càng cao và dễ thăng tiến

Nếu hai năm nhảy việc một lần, lương của bạn sẽ tăng nhanh hơn mức tăng review định kì tại một công ty.

Ngoài nhận được lương hàng tháng cao hơn, tổng chênh lệch thu nhập của 2 phương án là 1,667,345,543 đồng! (chưa tính các tháng thưởng 13, 14… và phúc lợi đi kèm)

Nếu lương hiện tại của bạn đang là 20-30 triệu/tháng…. thì mức tăng còn cao hơn nữa.

Tham khảo:

 

** Nhảy việc giúp tăng % thăng tiến tới cấp C-Level

Chuyện nhảy việc, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu trong sự nghiệp, có thể là con đường mang lại nhiều tiền tài, giúp ta tiến gần hơn đến sứ mệnh cuộc đời, và cả với chiếc ghế CEO hấp dẫn kia. Nhà kinh tế học Henry Siu nói, “Những người hay thay đổi công việc vào khoảng thời gian đầu sự nghiệp có xu hướng nhận được lương và thu nhập cao hơn trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp. Nhảy việc thật sự có tương quan với thu nhập cao hơn, bởi vì những người này thường tìm được công việc phù hợp hơn — phù hợp với sứ mệnh thật sự của họ.”

Và chuyện đổi việc có rất nhiều khả năng sẽ đưa bạn đến vị trí lãnh đạo: Lazear đã phân tích số lượng công việc chính của 5,000 người trong một cuộc nghiên cứu 12,500 cựu sinh viên GSB (Stanford Graduate School of Business) vào năm 1997. Trong nhóm người có 15 năm kinh nghiệm làm việc, những người từng kinh qua chỉ 2 – 3 công việc chỉ có 2% cơ hội trở thành lãnh đạo cấp cao (C-level), trong khi những người từng giữ qua ít nhất 5 vị trí lại có đến 18% cơ hội lên đỉnh.

Tham khảo:

 

Lời kết: Không ít cá nhân vẫn đạt mức lương và đãi ngộ rất cao khi gắn bó lâu dài tại một công ty. Cũng như không phải lúc nào nhảy việc cũng tăng được 15% đều đặn, liên tục,… Bạn có thể tham khảo thêm Thời điểm “vàng” để chuyển việc từ chị Thanh Nguyễn – Chief Happiness Officer tại Anphabe và ưu/nhược khi nhảy việc quá nhiều tại đây.

Nếu cần tư vấn cách nhảy việc một cách chiến lược, hiệu quả để tối ưu lợi ích trong cả ngắn và dài hạn, hãy liên hệ Paha.vn