Làm thế nào để đàm phán tăng lương hiệu quả

Sếp khen thưởng những người họ tin tưởng và làm việc hiệu quả. Vậy khi họ nghi ngờ? Họ nghiêng về phía những người họ tin tưởng.

Cách giúp bạn vừa được sếp tăng lương, vừa đạt được niềm tin từ sếp

Lên lịch gặp sếp của bạn. Nói với anh ấy (hoặc cô ấy): “Em chắc chắn rằng điều này khiến em có vẻ ngu ngốc…(tạm dừng một cách chủ ý)…Em muốn đảm bảo rằng em đang làm những điều tốt nhất cho anh mà em có thể.”

(Tất nhiên, đây là kỹ thuật sử dụng sự đồng cảm mang tính chiến thuật để giúp bạn đạt mục tiêu nhanh nhất.)

Eric Barker khuyên chúng ta hãy nghĩ về “làm việc sâu” và “làm việc nông”. (Cuốn “Chó sủa nhầm cây” của Eric Barker sẽ là một phần trong kho sách thành công của bạn. Nó rất nổi bật.)

Khi cuộc họp bắt đầu, hãy hỏi: “Công việc chính mà anh cần em làm là gì? Công việc nào mà khi em làm, nó sẽ giúp anh và công ty nhiều nhất?”

Sau khi sếp trả lời, hãy tóm tắt lại ý sếp. Nhận được câu “Đúng rồi” từ sếp trước khi bạn tiếp tục.

Từ lúc này, khả năng cao là cuộc trò chuyện sẽ giống như sếp bắt đầu hướng dẫn bạn ngày càng tập trung hơn vào những công việc chính. Bạn sẽ đạt được điều ở trên (nếu bạn làm theo những gì sếp đang yêu cầu).

Bạn phải tạo mọi cơ hội để điều này xảy ra: Câu trả lời “Đúng rồi” luôn là cánh cửa đột phá dẫn đến nơi bạn muốn đến. Giống như bất kỳ cuộc đàm phán nào, thành công là khiến đối phương đưa ra giải pháp của bạn (nghệ thuật để đối phương làm theo ý mình). Khi họ nghĩ ý tưởng, giải pháp đó là của “họ” thì còn gì hay hơn nữa? 😉

“Làm thế nào em có thể hoàn toàn tập trung vào công việc chính anh đang cần để thực sự đưa chúng ta đến đích?”

“Làm thế nào?” là cách hỏi vô cùng hiệu quả. Mọi người thích được hỏi “làm thế nào”. Cái hay của việc này là nó khiến sếp tập trung vào công việc giúp bạn thăng tiến.

Tiếp tục tóm tắt lại ý sếp sau khi sếp trả lời “Đúng rồi”. Câu trả lời này sẽ cho bạn một bức tranh rõ ràng về những gì bạn cần làm nếu bạn chú tâm lắng nghe sếp từ đầu đến giờ.

 

Loại bỏ những công việc nông

Sau khi hiểu rõ về công việc sâu, bạn cần xác định các công việc nông, không tên. Đây thật sự là sự tra tấn diễn ra hàng ngày.

“Những việc lặt vặt là gì? Công việc nào em đang phải làm hàng ngày nhưng thực sự không mang lại nhiều lợi ích cho cả anh và em mà chỉ khiến em mất thời gian?”

Hãy để sếp trả lời đầy đủ. Diễn giải lại ý sếp để đảm bảo rằng bạn đã hiểu đúng.

“Khi những ‘công việc vụn vặt’ ảnh hưởng ‘công việc chính’, anh muốn em làm gì?”

Lại tiếp tục tóm tắt ý sếp mỗi khi sếp phản hồi “Đúng vậy”. Cách này sẽ luôn giúp bạn nắm bắt rõ ràng về những gì bạn cần làm sắp tới.

Nếu sếp bạn, vì lý do khó hiểu nào đó, lại hướng bạn vào những công việc lặt vặt, thì đây là cách duy nhất để bạn thoát khỏi điều đó (nếu có thể): “Anh có muốn em làm anh thất vọng khi không tập trung vào những việc quan trọng?”

Mục đích của cuộc đàm phán này là tìm hiểu xem điều gì đang thực sự diễn ra và bạn đang ở đâu. Sau đó, bạn đưa ra lộ trình cho sự thành công của mình. Biết cụ thể thì luôn tốt hơn là lăn tăn. Bạn không thể tạo ra cơ hội thành công cao nhất nếu dựa vào sự băn khoăn.

 

Nếu bạn không thích những tất cả những phản hồi nhận được

Trong tình huống này, hãy cân nhắc cơ hội tăng lương, thăng tiến, và thành công ở vị trí này của bạn. Hoặc thậm chí với công ty này? Bạn muốn tiếp tục lãng phí bao nhiêu thời gian ở đây?

Mặt khác, (và có nhiều khả năng xảy ra hơn), tình huống của bạn có thể chỉ cần một sự thay đổi nhỏ để giúp bạn thăng tiến.

Sếp thì cũng là con người và có thể sẽ bất ngờ trước những thay đổi. Sự chủ động hỗ trợ của bạn rất có thể được đánh giá cao.

Điều quan trọng ở đây là bạn cần nằm lòng sự hướng dẫn của sếp. Có thể có những điều bạn không thoải mái. Nhưng đó mới là phát triển!

 

Bây giờ đến vấn đề niềm tin

Niềm tin có 2 yếu tố. Mọi người đều tự hỏi:

#1 – “Bạn quan tâm đến lợi ích cao nhất của tôi chứ?”

#2 – “Tôi có thể đoán bạn sẽ làm gì không?”

Hãy nhìn lại những hướng dẫn bạn vừa hỏi sếp. Theo lý thuyết, việc nhờ sếp hướng dẫn bạn làm những việc chính, quan trọng sẽ giúp bạn bắt đầu mang lại lợi ích tốt nhất cho họ. Và nếu bạn làm những việc đó, bạn sẽ giúp sếp dễ đoán trước bạn.

YEAH! Tự nhiên bạn thỏa cả 2 tiêu chí để thăng chức và tăng lương.

 

Nếu tất cả cách trên không hiệu quả?

Ít nhất bạn đã thể hiện bản thân một cách tuyệt vời để thuyết phục sếp hoặc có thêm kinh nghiệm thực tế trong CV. KHÔNG phải công việc/sếp nào cũng thưởng cho bạn một cách xứng đáng.

Cái bạn cần là tạo ra cơ hội thành công tốt nhất. Đừng giá như… Có lúc bạn cần từ bỏ công việc không trả lương xứng đáng cho bạn.

Hãy chuẩn bị cho mình cơ hội thành công tốt nhất! Sau đó thực hiện nó.

Chúc may mắn!

Nguồn: Chris Voss – Từng là đặc vụ chuyên trách đàm phán bắt cóc quốc tế của FBI. Hiện là Giáo sư thỉnh giảng tại trường Kinh doanh Marshall thuộc Đại học Nam California và trường Kinh doanh McDonough thuộc Đại học Grorgetown. Ông từng tham gia giảng dạy môn Đàm phán trong kinh doanh quốc tế tại Đại học Harvard. Sau 24 năm làm việc cho FBI và nghỉ hưu, ông thành lập The Black Swan Group – một công ty chuyên tư vấn về đàm phán.

Hình minh họa: TheWokeSalaryMan.com