Đây là tình huống khi bạn không có kinh nghiệm.
Vậy nếu bạn cảm thấy mình thiếu kinh nghiệm, thì làm sao xác định được giá trị bản thân khi đàm phán lương?
Những ứng viên “thiếu kinh nghiệm” thường là sinh viên mới ra trường, chuyển ngành, đi nghĩa vụ quân sự… tất cả đều có thể cảm thấy “tôi không có kinh nghiệm gì cả.”
.
Thông thường, nếu bạn thấy có công ty chịu phỏng vấn và đưa cho bạn một offer, bạn sẽ có xu hướng nghĩ:
“Chừng này là tốt lắm rồi… có việc là mừng lắm rồi…”
Và rồi bạn gật đầu với thái độ như người đi xin việc, thay vì là người trao đổi giá trị bình đẳng.
Hãy suy nghĩ kỹ các điểm sau:
=> Vì vậy, 95% con người bạn là kinh nghiệm đáng để đem ra đàm phán!
Đây chính là thời điểm “vạch xuất phát” – nơi bạn bắt đầu một vòng tròn tích cực. Nếu bạn không đặt mình ở vị trí xứng đáng ngay từ đầu, bạn sẽ bị chôn chân ở mức lương thấp trong thời gian dài.
.
Ví dụ: Nếu bạn nhận được một đề nghị là 9 triệu/tháng cho vị trí Junior Digital Marketing, bạn có thể trả lời một cách tự tin nhưng nhẹ nhàng:
“Theo những gì em tìm hiểu, mức 9 triệu là mức khởi điểm với vai trò này. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, nhưng em rất nhiệt tình, học hỏi nhanh, và những việc em từng làm đều mang lại kết quả rõ ràng. Em tin mình xứng đáng ở mức khoảng 11-12 triệu. Không biết anh/chị có thể cân nhắc điều chỉnh trong khoảng đó không ạ?”
Cuối cùng, bạn không có gì để mất, nhưng có thể được nhiều hơn bạn nghĩ, nếu bạn dám tin vào giá trị thật sự của bản thân.