Nhà tuyển dụng muốn tìm ứng viên có khả năng xử lý xung đột một cách chuyên nghiệp.
Những nhân viên hay gây gổ hoặc quá nhạy cảm thường làm mất thời gian của tập thể và tạo ra nhiều “drama” không cần thiết. Nhưng ở chiều ngược lại, những người ngại va chạm hay không dám nêu ý kiến cũng gây ra nhiều vấn đề. Nếu bạn không dám chỉ ra một lỗi sai hoặc phản biện một quan điểm chưa hợp lý, thì bạn sẽ đóng góp như thế nào cho sự phát triển chung?
Câu trả lời lý tưởng nên thể hiện rằng:
Ngay cả khi nhà tuyển dụng hỏi một cách chung chung, bạn cũng nên chuẩn bị một ví dụ cụ thể về cách bạn đã xử lý một xung đột hoặc bất đồng hiệu quả trong quá khứ. Ví dụ có thể là:
“Em không ngại xung đột, nhưng cũng không phải là người thích đối đầu. Với em, xung đột là điều khó tránh trong công việc, đặc biệt là khi làm trong các team marketing – nơi có nhiều ý tưởng sáng tạo và góc nhìn khác nhau.
Em luôn cố gắng xử lý xung đột dựa trên dữ liệu và mục tiêu chung, chứ không để cảm xúc cá nhân chi phối. Ví dụ, trong một chiến dịch quảng cáo gần đây, em và một đồng nghiệp có quan điểm trái ngược nhau về kênh phân bổ ngân sách. Bạn ấy muốn đẩy mạnh ngân sách cho TikTok Ads, còn em thì cho rằng Meta vẫn đang mang lại chuyển đổi tốt hơn.
Thay vì tranh luận qua lại, em đề xuất cùng xem lại số liệu performance của 2 kênh trong 3 tháng gần nhất, sau đó em cũng gợi ý test A/B để ra quyết định khách quan hơn. Cuối cùng, team đã thống nhất chia ngân sách theo tỷ lệ 70-30 thay vì 50-50 như ban đầu.
Em tin rằng xử lý xung đột một cách chuyên nghiệp sẽ giúp team đi xa hơn, thay vì gây ra cảm giác “thắng – thua” không cần thiết.”