Trong hầu hết các buổi phỏng vấn, chúng ta thường không biết toàn bộ câu chuyện đằng sau lý do vị trí đang trống hoặc môi trường làm việc thực sự ra sao. Là người từng phỏng vấn hàng ngàn ứng viên, tôi có thể nói rằng nhà tuyển dụng sẽ luôn cố gắng tìm hiểu càng nhiều về bạn càng tốt trước khi tiết lộ hết những gì họ đang tìm kiếm.
Họ không cố đánh lừa bạn. Họ muốn bạn trả lời một cách trung thực, mà không “đoán già đoán non” xem họ đang mong chờ điều gì. Vì tuyển sai người sẽ tốn chi phí và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cả đội.
Ví dụ, nếu nhà tuyển dụng nói ngay từ đầu rằng người tiền nhiệm của bạn là một người quản lý quá sát sao, khiến đội ngũ mất động lực và kém hiệu quả, thì khi được hỏi về phong cách quản lý của bạn, bạn sẽ có xu hướng nói tất cả những điều ngược lại với kiểu “quản lý vi mô”, đúng không?
Do đó, với câu hỏi kiểu này, bạn nên trả lời theo hướng trung dung, linh hoạt. Hãy thể hiện rằng bạn là người giữ nhân sự có trách nhiệm, nhưng cũng biết công nhận và khen thưởng hiệu suất làm việc tốt. Bạn cần linh hoạt, công bằng, và đây cũng là thời điểm lý tưởng để nói về bất kỳ thành tựu lãnh đạo nào trong vị trí gần đây nhất của bạn.
Một điều quan trọng nữa: nếu trong thời gian bạn làm việc, có nhân viên nào đã được thăng tiến, thì đó cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn là một nhà quản lý tốt. Một đội ngũ mạnh luôn phản ánh năng lực lãnh đạo mạnh.
“Tôi tin rằng cách hiệu quả nhất để truyền cảm hứng và hướng dẫn cho đội ngũ là làm gương bằng chính hành động của mình. Ở vị trí trước, khi tôi quản lý một team digital gồm 5 bạn chuyên về Facebook Ads, Google Ads, SEO, nội dung và performance tracking, tôi thường họp 1:1 hàng tuần để cùng đặt mục tiêu ngắn hạn và rà soát kết quả của tuần trước.
Đối với tôi, việc đặt kỳ vọng rõ ràng, theo dõi tiến độ, nhưng đồng thời để các bạn được tự chủ là công thức hiệu quả. Tôi áp dụng chính sách mở – khuyến khích team hỏi ý kiến hoặc xin tư vấn khi cần. Ngoài ra, mỗi tháng tôi đều tổ chức họp toàn team để cập nhật chiến dịch mới, chia sẻ thành tích nổi bật, và khen thưởng những bạn đạt hoặc vượt chỉ tiêu KPIs.
Nhờ cách làm này, trong vòng 6 tháng, chi phí/khách hàng tiềm năng (cost per lead) giảm 25%, tỷ lệ chuyển đổi của landing page tăng gần gấp đôi. Một trong những bạn làm performance sau đó đã được đề bạt làm team leader sau khi tôi chuyển sang bộ phận chiến lược thương hiệu. Tôi rất tự hào vì có thể phát triển được những nhân sự có tiềm năng trong ngành Digital Marketing.”