Ai cũng “ngại” khi phải trả lời câu hỏi về điểm yếu, và điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Không có một câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi này, và rất dễ để khiến nhà tuyển dụng cảm thấy nghi ngờ về bạn. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và luyện tập, bạn hoàn toàn có thể trả lời một cách khéo léo và gia tăng cơ hội được tuyển dụng.
Dưới đây là 4 nguyên tắc quan trọng bạn nên ghi nhớ:
Nhiều ứng viên cố tình chọn những “điểm yếu không thực sự là điểm yếu” như: “Tôi hay làm việc quá chăm chỉ” hay “Tôi quá cầu toàn.” Tin tôi đi, nhà tuyển dụng sẽ nhìn ra ngay chiêu này. Thậm chí, họ có thể nghi ngờ rằng bạn đang giấu điều gì đó — hoặc tệ hơn, bạn nghĩ mình là người hoàn hảo.
Ví dụ: nếu vị trí yêu cầu sự cẩn thận và chi tiết, bạn không thể nói rằng mình “không giỏi trong việc tổ chức.” Nếu là vị trí quản lý, đừng nói bạn “không giỏi giao việc.” Hãy chọn một điểm yếu có thật nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành công việc.
Câu hỏi này nên được trả lời ngắn gọn, rõ ràng. Đừng kéo dài hay giải thích quá nhiều vì điều đó sẽ làm mất thời gian quý báu để thể hiện điểm mạnh và thành tích. Hãy nêu rõ điểm yếu, mô tả ngắn gọn bối cảnh, và chuyển nhanh sang phần bạn đã cải thiện ra sao.
Hãy chọn điểm yếu bạn đã và đang nỗ lực cải thiện. Khi chia sẻ, hãy nhấn mạnh việc bạn đã làm gì để thay đổi và khiến điểm yếu đó không còn là trở ngại với vị trí ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn là người cầu tiến và có khả năng tự phát triển.
“Tôi nhận thấy điểm yếu của mình là đôi khi phản hồi với đội nhóm quá trực diện, đặc biệt khi đánh giá hiệu quả một chiến dịch digital chưa đạt kỳ vọng. Tôi là người thẳng thắn, nên thường đưa ra góp ý một cách nhanh và rõ – điều này giúp team biết chính xác vấn đề nằm ở đâu, nhưng cũng có thời điểm khiến một vài thành viên cảm thấy áp lực hoặc bị chỉ trích cá nhân.”
“Sau một lần feedback khiến một bạn trong team bị ảnh hưởng tinh thần, tôi nhận ra mình cần điều chỉnh cách giao tiếp. Tôi đã tham gia một khóa đào tạo nội bộ về ‘Kỹ năng phản hồi mang tính xây dựng’ và áp dụng các phương pháp mềm mỏng hơn, như: phản hồi theo mô hình Sandwich, hỏi trước cảm nhận của thành viên, và chọn thời điểm phù hợp hơn. Gần đây, tôi nhận được phản hồi tích cực từ team rằng họ cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn khi nhận góp ý, mà vẫn giữ được tinh thần cầu tiến.”
Hãy coi câu hỏi về điểm yếu là một cơ hội để thể hiện tư duy phát triển bản thân, tinh thần trách nhiệm, và khả năng học hỏi không ngừng của bạn. Điều này cực kỳ quan trọng với các vị trí quản lý trong lĩnh vực digital marketing – nơi luôn thay đổi nhanh và đòi hỏi khả năng thích nghi cao.