Đây là một trong những câu hỏi “khó nhằn” nhất trong buổi phỏng vấn — và hoàn toàn dễ hiểu. Không có câu trả lời hoàn hảo nào cho câu hỏi này, nhưng nếu bạn chuẩn bị kỹ và luyện tập trước, bạn có thể xử lý nó một cách tinh tế và chuyên nghiệp.
Ví dụ kiểu như “Em cầu toàn quá” hoặc “Em làm việc chăm chỉ đến mức quên ăn quên ngủ” — nghe có vẻ không thật, và nhà tuyển dụng thường phát hiện ngay chiêu này.
Ví dụ nếu bạn ứng tuyển vị trí thực tập digital marketing, đừng nói bạn yếu khoản sáng tạo nội dung hay không biết phân tích dữ liệu. Hãy chọn một điểm yếu có thật nhưng không ảnh hưởng lớn đến khả năng thực hiện công việc.
Hãy trình bày ngắn gọn, trung thực, sau đó chuyển nhanh sang cách bạn đang cải thiện điểm yếu đó.
Điều quan trọng nhất là cho nhà tuyển dụng thấy bạn ý thức được điểm yếu của mình và đang nỗ lực cải thiện. Đây chính là phần giúp bạn “lật ngược tình thế” sang hướng tích cực.
“Em nhận ra một điểm yếu của mình là đôi khi hơi thiếu tự tin khi trình bày ý tưởng trước nhóm, nhất là trong các buổi brainstorm. Có những lúc em nghĩ ra ý hay nhưng lại ngại chia sẻ vì sợ không phù hợp hoặc bị đánh giá.
Sau khi được giảng viên góp ý, em bắt đầu luyện tập kỹ năng trình bày bằng cách tự ghi âm lại phần nói của mình, đồng thời tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nhóm ở lớp. Gần đây, em đã mạnh dạn đóng góp ý tưởng cho một campaign trong môn học Digital Media và được nhóm đánh giá rất tích cực. Em tin rằng nếu tiếp tục luyện tập, em sẽ cải thiện được kỹ năng này trong môi trường làm việc thực tế.”