Bất kỳ công việc nào cũng đi kèm với áp lực. Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên có thể giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp khi áp lực tăng cao.
Thực tế, nhiều câu hỏi phỏng vấn khó được thiết kế nhằm tạo áp lực ngay trong lúc phỏng vấn để xem ứng viên phản ứng thế nào khi bị đặt vào tình huống “khó nhằn.”
Câu hỏi hành vi này nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu bạn sẽ đối mặt ra sao với những giai đoạn căng thẳng trong công việc thực tế.
Các câu hỏi hành vi yêu cầu bạn mô tả cụ thể bạn đã xử lý như thế nào trong một tình huống cụ thể trước đây, từ đó phản ánh cách bạn có thể hành động trong hoàn cảnh tương tự nếu được nhận.
Hãy chọn một tình huống mà bạn đã giữ được sự tập trung và đưa ra quyết định sáng suốt dù đang chịu áp lực lớn. Ví dụ có thể bao gồm:
Sau đó, hãy phát triển câu trả lời theo định dạng STAR và sẵn sàng cho các câu hỏi tiếp theo.
“Trong chiến dịch ra mắt sản phẩm mới cho một thương hiệu đồ uống, team tôi phụ trách toàn bộ mảng digital, từ content, media cho đến tracking. Một ngày trước khi chạy chiến dịch chính thức, chúng tôi phát hiện pixel Facebook không ghi nhận đúng dữ liệu chuyển đổi và các kênh paid media bị trễ lịch set up do bên đối tác media agency gặp lỗi hệ thống.
Lúc đó, client cực kỳ lo lắng vì ngân sách lớn và thời gian ra mắt gắn liền với event offline toàn quốc. Tôi cảm nhận được áp lực lớn, nhưng hiểu rằng mình càng phải giữ bình tĩnh để xử lý mọi việc rõ ràng.
Tôi ngay lập tức họp khẩn qua Zoom với cả client và agency, chia timeline thành các mốc 30 phút để cập nhật liên tục tiến độ xử lý. Đồng thời, tôi chủ động đề xuất phương án tracking thay thế bằng sự kiện GA4 và thiết lập lại tag ngay trong đêm. Tôi cũng gửi bảng checklist gấp cho phía media agency để giúp họ đảm bảo không bỏ sót các bước set up quảng cáo.
Kết quả là chiến dịch được chạy đúng giờ, các chỉ số vẫn đảm bảo tracking và ROAS tuần đầu đạt 3.5 – vượt kỳ vọng ban đầu. Sau chiến dịch, client đánh giá cao khả năng phản ứng linh hoạt và sự chủ động của tôi trong tình huống khẩn cấp.”