Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên có thể xử lý mâu thuẫn một cách chuyên nghiệp.
Những nhân viên hay đối đầu hoặc quá nhạy cảm sẽ làm tiêu tốn thời gian và tạo ra rắc rối trong môi trường làm việc. Nhưng mặt khác, những nhân viên ngại va chạm cũng mang lại vấn đề khác: nếu bạn không dám chỉ ra lỗi sai hoặc đưa ra ý kiến khác, thì bạn cũng khó có thể đóng góp thực chất cho nhóm.
Câu trả lời của bạn nên cho thấy rằng bạn không phải là người thích gây tranh cãi, nhưng cũng không ngần ngại nêu ra quan điểm khác biệt khi cần thiết. Nói cách khác, bạn biết chọn đúng thời điểm để lên tiếng và giải quyết bất đồng một cách chuyên nghiệp, không mang tính cá nhân.
Ngay cả khi câu hỏi này được đặt dưới dạng khái quát, bạn vẫn có thể ghi điểm nếu chia sẻ một ví dụ cụ thể về tình huống mâu thuẫn mà bạn đã xử lý hiệu quả. Các ví dụ có thể bao gồm:
Hãy phát triển câu chuyện phỏng vấn của bạn theo phương pháp STAR và chuẩn bị sẵn tinh thần cho những câu hỏi tiếp theo.
“Khi em thực tập tại một agency digital marketing chuyên chạy quảng cáo Facebook cho các thương hiệu mỹ phẩm, team em có 3 bạn thực tập sinh cùng phụ trách phần tạo nội dung quảng cáo.
Có một lần, một bạn trong nhóm kiên quyết giữ ý tưởng thiết kế hình ảnh theo phong cách ‘phá cách’ — nhiều màu sắc, font chữ phá cách. Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với các dữ liệu từ chiến dịch trước và khảo sát thị trường, em nhận thấy rằng nhóm khách hàng mục tiêu (phụ nữ từ 25–35 tuổi, yêu thích sự nhẹ nhàng và thanh lịch) sẽ không phản ứng tốt với kiểu thiết kế này. Em đã góp ý với bạn ấy rằng hướng tiếp cận này có thể không phù hợp với thương hiệu và tệp khách hàng của chiến dịch.
Ban đầu, bạn ấy khá khó chịu và nghĩ rằng em đang bác bỏ ý tưởng của bạn. Nhưng thay vì phản bác ngay, em đề xuất cả nhóm cùng ngồi lại để xem số liệu từ các chiến dịch cũ, tham khảo thêm một số quảng cáo thành công gần đây của đối thủ, và cùng đưa ra A/B test giữa 2 phương án.
Kết quả cho thấy phương án em đề xuất đem lại CTR (tỷ lệ click) cao hơn 30%. Sau lần đó, bạn ấy cũng ghi nhận tinh thần xây dựng của em, còn cả nhóm thì làm việc ăn ý hơn vì đã thống nhất cách thảo luận trên cơ sở dữ liệu và không để cảm xúc cá nhân xen vào.
Trải nghiệm đó giúp em hiểu rằng mâu thuẫn không hẳn là điều tiêu cực — quan trọng là mình giữ thái độ tôn trọng, có căn cứ rõ ràng, và tập trung vào mục tiêu chung.”