Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ hơn về khả năng của bạn trong việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực cho đội nhóm.
Hãy chọn một ví dụ cho thấy bạn đã:
“Ở công ty trước, tôi từng quản lý một team 5 người phụ trách mảng quảng cáo digital performance. Trong một giai đoạn chạy chiến dịch Tết với deadline dồn dập, tôi nhận thấy tinh thần đội nhóm đi xuống rõ rệt. Một số thành viên bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, phản hồi công việc chậm, và không còn tích cực trao đổi như trước. Có bạn thậm chí còn tỏ thái độ bực dọc khi góp ý nhau trong cuộc họp.”
Thay vì trách móc hay thúc ép tiến độ, tôi chủ động tổ chức một buổi “team check-in” ngắn vào cuối mỗi ngày trong tuần đó – không phải để báo cáo công việc, mà để lắng nghe cảm xúc của các bạn. Tôi cũng xin cấp trên điều chỉnh lại phần KPI nội bộ theo hướng thực tế hơn, và sắp xếp công việc lại cho hợp lý – những task nhỏ lẻ được gom nhóm, ưu tiên chia đều theo năng lực.
Đặc biệt, tôi dành thời gian 1-1 với từng bạn để tìm hiểu xem đâu là áp lực thực sự mà họ đang gặp phải. Một bạn chia sẻ đang kiệt sức vì vừa phải chạy campaign, vừa phải training cho intern. Sau khi hiểu rõ, tôi đề xuất cho bạn ấy nghỉ phép ngắn 1 ngày để hồi phục, đồng thời cắt bớt khối lượng phụ trách training.
Sau khoảng 1 tuần điều chỉnh, tinh thần cả team tích cực hẳn. Mọi người bắt đầu hỗ trợ lẫn nhau trở lại, kết quả chiến dịch đạt được ROAS như kỳ vọng. Quan trọng hơn, các thành viên cảm thấy được lắng nghe và gắn bó hơn với team.”