Đây là một câu hỏi phỏng vấn dạng hành vi tập trung vào cách bạn vận hành trong môi trường làm việc nhóm và xử lý tình huống với vai trò quản lý.
Dựa trên kinh nghiệm hỗ trợ hàng ngàn ứng viên, chúng tôi nhận thấy rằng các câu hỏi xoay quanh kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết tình huống thực tế là những câu hỏi phổ biến nhất trong các buổi phỏng vấn vị trí quản lý.
Các câu hỏi phỏng vấn hành vi thường bắt đầu bằng các cụm như:
Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng khi đang trong buổi phỏng vấn thực tế, nhiều ứng viên dễ bị lan man hoặc bỏ sót các chi tiết quan trọng, dẫn đến việc câu trả lời trở nên thiếu trọng tâm hoặc thiếu thuyết phục.
Để tránh những tình huống đó, bạn nên sử dụng cấu trúc trả lời theo phương pháp STAR:
[Situation/Task] “Khi tôi đảm nhận vị trí Digital Marketing Manager tại một công ty fintech, team tôi chịu trách nhiệm triển khai một chiến dịch performance marketing quy mô lớn cho sản phẩm thẻ tín dụng online. Một trong các thành viên phụ trách chạy ads đã đề xuất shortcut để tăng chỉ số nhanh hơn, bao gồm việc mở rộng target không đúng với chân dung khách hàng mục tiêu để đẩy số lượng lead về nhiều nhất có thể.”
[Approach] “Lúc đó tôi khá phân vân vì nếu làm theo cách bạn ấy đề xuất, team sẽ dễ đạt KPI ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, chất lượng lead kém có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ chuyển đổi và uy tín chiến dịch. Tôi đã thảo luận riêng với bạn ấy để phân tích lợi – hại, đồng thời họp nhóm để tái khẳng định giá trị cốt lõi của team là ‘data-driven & long-term impact.’ Cuối cùng, tôi quyết định không chấp nhận hướng đi ngắn hạn dù có rủi ro không đạt KPI trong ngắn hạn. Tôi cũng đề xuất điều chỉnh mục tiêu với sếp để phản ánh đúng kỳ vọng về chất lượng lead.”
[Result] “Mặc dù số lượng lead không cao như dự kiến ban đầu, nhưng tỷ lệ chuyển đổi của chiến dịch tăng đến 35%, đồng thời giúp team xây dựng được tệp khách hàng tiềm năng đúng mục tiêu hơn. Sếp và bộ phận sales sau đó phản hồi rất tích cực. Nhờ đó, tôi cũng có thêm sự tin tưởng từ ban giám đốc khi đưa ra các quyết định chiến lược cho các chiến dịch tiếp theo.”
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng đưa ra quyết định khó khăn trong vai trò quản lý, đặc biệt là khi bạn phải cân bằng giữa hiệu quả ngắn hạn và lợi ích dài hạn — điều rất thường gặp trong lĩnh vực digital marketing tại Việt Nam, nơi mà các chỉ số đo lường hiệu quả luôn được theo sát và đánh giá liên tục.