Không ai thích nói về thất bại — đặc biệt là trong một buổi phỏng vấn, khi bạn đang được đánh giá bởi một người lạ và tương lai công việc đang phụ thuộc vào cuộc trò chuyện này.
Tuy nhiên, khả năng chia sẻ một cách khéo léo về thất bại lại có thể giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nó thể hiện sự trung thực, tinh thần học hỏi và khả năng thích nghi với rủi ro — những tố chất rất cần thiết trong môi trường digital marketing liên tục thay đổi.
“Trong vai trò quản lý digital marketing tại một công ty thương mại điện tử, tôi từng triển khai một chiến dịch quảng bá sản phẩm mới thông qua social media và Google Ads, dự kiến kéo dài trong 6 tuần. Mục tiêu là tăng 25% doanh số nhóm sản phẩm trong tháng đó.”
“Tuy nhiên, chiến dịch không đạt kết quả như mong muốn. Sau khi phân tích, chúng tôi phát hiện ra một số vấn đề: insight khách hàng chưa được kiểm chứng kỹ trước khi lên kế hoạch nội dung; thời gian triển khai trùng với đợt flash sale từ đối thủ lớn; và landing page chưa đủ tối ưu để chuyển đổi traffic thành đơn hàng.”
“Nếu được làm lại, tôi sẽ tổ chức A/B test với một nhóm khách hàng nhỏ trước khi triển khai diện rộng, đồng thời phối hợp sớm hơn với bộ phận thương mại để đảm bảo timing phù hợp với chiến lược toàn công ty. Ngoài ra, tôi cũng sẽ đầu tư nhiều hơn vào nội dung và chuẩn hóa quy trình phối hợp giữa creative – media – sales để kiểm soát chất lượng đầu ra tốt hơn.”
“Dù kết quả không như kỳ vọng, nhưng nhờ cách phản hồi nhanh và minh bạch trong nội bộ, team vẫn giữ được tinh thần làm việc tích cực và tiếp tục cải tiến cho các chiến dịch sau. Từ đó, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm để quản lý rủi ro tốt hơn trong các dự án tương lai.”
Với câu hỏi này, điều nhà tuyển dụng cần không phải là một ứng viên không bao giờ thất bại, mà là một người biết nhìn nhận, chịu trách nhiệm, và liên tục cải thiện sau mỗi sai lầm — đặc biệt trong ngành digital marketing, nơi không phải chiến dịch nào cũng thành công 100%.