Đây là một trong những câu hỏi “khó xử” nhất khi phỏng vấn – câu hỏi về tiền lương. Bạn cần thận trọng trong cách trả lời, vì câu trả lời của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập tương lai, cũng như khả năng được tiếp tục xem xét ở vòng sau.
Chiến lược tốt nhất là cố gắng không trả lời cụ thể ngay lập tức, mà khéo léo đưa câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng, để họ là người chủ động nêu mức lương họ sẵn sàng chi trả cho vị trí đó.
“Tôi rất quan tâm đến vị trí này và mong muốn tìm được một môi trường phù hợp để phát triển lâu dài, nên tôi cởi mở với những đề xuất lương mang tính cạnh tranh từ phía công ty.”
Từ “cạnh tranh” (competitive) ở đây thể hiện rằng bạn mong được trả công xứng đáng với năng lực, nhưng vẫn giữ cho nhà tuyển dụng quyền chủ động đề xuất mức lương trước.
Thì bạn cần chuẩn bị sẵn một khoảng lương hợp lý, có tính tham khảo thị trường, để vừa không “lộ bài” quá sớm, vừa thể hiện rằng bạn hiểu rõ giá trị của mình.
“Hiện tại tôi đang tìm kiếm một cơ hội có thể giúp tôi học hỏi thêm về chiến lược marketing đa kênh và mở rộng kỹ năng quản lý ngân sách quảng cáo. Tôi rất quan tâm đến vị trí này, nên nếu công ty có chính sách lương thưởng phù hợp với mặt bằng thị trường và tương xứng với kinh nghiệm 2 năm của tôi trong việc chạy performance cho ngành thương mại điện tử, thì tôi hoàn toàn sẵn sàng trao đổi thêm.
Nếu cần nói rõ, tôi đang kỳ vọng một mức lương dao động từ 14 đến 17 triệu đồng/tháng, chưa tính thưởng KPI, tùy theo mô tả công việc chi tiết và trách nhiệm kèm theo.”
Nếu bạn đang nhận 12 triệu đồng/tháng thì có thể đặt kỳ vọng mới là 14–17 triệu như trên. Nếu bạn đang ở mức 15 triệu thì có thể đẩy khung lên 17–20 triệu. Quan trọng là luôn đặt khoảng lương thay vì con số cố định, để bạn có không gian thương lượng.