Nếu bạn là một digital marketer, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với những buổi tối thức trắng chạy deadline hay những chiến dịch gấp gáp đến nghẹt thở. Mỗi lần “chạy nước rút”, khối lượng công việc chồng chất có thể biến mọi thứ thành một “cơn ác mộng” thật sự. Đôi khi, bạn cần sự hỗ trợ từ đồng đội – designer, copywriter, hoặc social media executive – nhưng ai cũng đang ngập trong đống task của riêng mình. Thay vì nôn nóng hay đưa ra yêu cầu khô khan, tôi nhận ra rằng cách hiệu quả nhất là dùng “Tactical Empathy” – một chiến thuật giao tiếp tinh tế giúp bạn thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm. Từ đó, bạn có thể thuyết phục đồng nghiệp một cách nhẹ nhàng, khuyến khích họ cùng bạn “gánh team” mà không ai cảm thấy bị ép buộc hay quá tải.
Tactical Empathy không chỉ là “hiểu” và “cảm thông” với đồng nghiệp mà là sự thấu hiểu có mục đích. Bạn lắng nghe, nắm bắt cảm xúc và tình hình của họ, rồi đưa ra đề nghị hợp tác sao cho cả hai bên đều cảm thấy thoải mái. Trong một chiến dịch digital marketing, mọi thứ thay đổi nhanh đến chóng mặt. Hôm nay bạn cần visual gấp cho quảng cáo Facebook, ngày mai lại cần bài blog kịp gửi cho chiến dịch email marketing. Nếu không khéo léo khi nhờ hỗ trợ, rất dễ khiến đồng nghiệp cảm thấy họ đang bị “dí việc” thay vì được cộng tác. Dưới đây là cách tôi đã dùng Tactical Empathy để “mượn sức” đồng đội mà vẫn giữ được tinh thần thoải mái và đoàn kết trong team.
Trước khi nhờ giúp đỡ, hãy dành một chút thời gian để hỏi thăm tình hình công việc của đồng nghiệp. Đừng vội vàng vào thẳng vấn đề. Một câu hỏi đơn giản nhưng chân thành có thể mở ra nhiều điều. Ví dụ:
Khi đồng nghiệp chia sẻ, đừng cắt ngang. Gật đầu, mỉm cười và thật sự lắng nghe. Những chi tiết nhỏ này cho thấy bạn quan tâm thật sự chứ không phải chỉ đang chờ để “nhờ vả”.
Sau khi nghe họ chia sẻ, hãy phản ánh lại cảm xúc hoặc tình trạng của họ bằng một câu nói ngắn gọn. Điều này giúp họ thấy bạn thật sự thấu hiểu và đồng cảm. Ví dụ:
Những câu nói này như một cái “vỗ vai” tinh thần, giúp họ giảm bớt cảm giác áp lực.
Thay vì nói thẳng: “Bạn làm thêm cái này giúp mình nhé?”, hãy biến nó thành một lời đề nghị hợp tác. Điều này tạo cảm giác bạn đang cùng nhau vượt khó, không phải đẩy thêm gánh nặng. Ví dụ:
Ai cũng muốn thấy công sức của mình có giá trị. Hãy chỉ ra những lợi ích cụ thể khi cả hai cùng chung tay hoàn thành công việc. Ví dụ:
Cuối cùng, hãy cho họ thấy bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi họ cần. Một lời hứa hỗ trợ sẽ khiến họ thoải mái và yên tâm hơn khi đồng ý. Ví dụ:
Bạn cần copywriter viết thêm 3 bài blog gấp cho chiến dịch content, nhưng họ đang bận với các bài viết social media.
“Mình biết tuần này bạn đang phải làm nhiều post social và workload đang khá nặng. Có vẻ như mọi thứ đang dồn dập thật sự. Chiến dịch content này cần thêm 3 bài blog để kịp ra mắt. Nếu bạn giúp mình phần này, mình sẽ hỗ trợ chỉnh sửa lại các post social để bạn đỡ bận. Đợt tới có gì mình hỗ trợ bạn nữa nhé!”
Với gần 15 năm trong ngành digital marketing, tôi nhận ra rằng sự thấu hiểu và đồng cảm là “vũ khí” mạnh nhất khi đàm phán trong công việc. Tactical Empathy giúp bạn nhờ hỗ trợ một cách khéo léo, tạo sự thoải mái và xây dựng một đội ngũ đoàn kết, sẵn sàng “cover” cho nhau trong những thời điểm quan trọng. 👉 Tiếp theo: Bài 3 – “Xoa Dịu Sếp Đang Nóng Giận – Nghệ thuật đàm phán khéo léo” sẽ giúp bạn xử lý những tình huống căng thẳng với sếp một cách thông minh và chuyên nghiệp.