Tưởng tượng bạn đang đi phỏng vấn và vô tình gặp Chủ Tịch/HR/Manager công ty đó. Bạn sẽ trả lời thế nào nếu bị hỏi: “Hãy kể về bạn?” trong vài giây ngắn ngủi?
Summary chính là đoạn mở đầu CV, gồm 4 – 6 câu tóm tắt những kinh nghiệm, thành tích xuất sắc nhất bạn có hoặc những giá trị tốt nhất mà bạn mang lại. Nó giúp bạn “chào hàng” ngay lập tức bất cứ lúc nào nhà tuyển dụng hoặc một ai đó nhìn vào CV hoặc profile của bạn (chẳng hạn trên LinkedIn).
Vì thực tế HR/manager chỉ đọc lướt qua CV của bạn, nên mục đích cốt lõi của việc đặt đoạn Summary ngay “mặt tiền” CV là để khoe những điểm mạnh nhất của bạn, khớp với những gì công việc đang yêu cầu, giúp HR có “first good impression”, ngay lập tức cảm thấy bạn là ứng viên phù hợp.
Rõ ràng là đoạn Summary của mỗi ứng viên là khác nhau (đừng copy paste!!!). Nó cần được chau chuốt kỹ lưỡng, chứa những thông tin giúp bạn nổi bật với số đông, đồng thời nêu bật những điều mà nhà tuyển dụng muốn biết (ví dụ: giỏi cắt giảm chi phí, không phải giỏi lặn biển sâu).
Việc khéo léo thể hiện title của bạn khớp với title vị trí đang cần tuyển ở đầu CV sẽ giúp HR thấy rõ bạn là ứng viên phù hợp. Tương tự, hãy khoe lĩnh vực bạn từng làm – khớp với ngành nghề vị trí đang tuyển, thể hiện năng lực bạn có – khớp với những yêu cầu chính mà JD đang nêu. Ví dụ:
✅ “Digital Marketing Manager với hơn 4 năm quản lý, thành thạo SEM, Facebook ads, App, Email, SEO và Google Analytics.”
Thành tích bạn nêu càng sát với vị trí đang tuyển càng tốt! Ví dụ:
✅ “Giúp công ty X tăng trưởng trung bình 120% đơn hàng mỗi tháng trong khi tiết kiệm Y% ngân sách, giúp công ty tăng trưởng kép Z lần trong 03 năm liên tục.”
✅ “Được bình chọn là nhân viên marketing xuất sắc nhất công ty X trong 2024.”
✅ “Được CEO trực tiếp khen thưởng, công nhận những đóng góp cho công ty.”
Hãy cho HR/line manager thấy bên cạnh năng lực chuyên môn, bạn còn có khả năng lãnh đạo, quản lý… Ví dụ:
✅ “Đã trực tiếp hỗ trợ, dẫn dắt 4 team cùng lúc; hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo thành công cho 3 marketing leader bên dưới.”
✅ “100% marketing dựa trên hiệu suất, số liệu và tư duy logic thay vì cảm tính.”
✅ “Khả năng tự trau dồi, học hỏi cao, tiếp thu nhanh nhưng luôn khiêm tốn.”
Chính là JD mà bạn thấy, đồng thời tìm hiểu thêm thông tin công ty / vị trí đấy để biết:
Từ đó, chỉ “khoe” những điểm mạnh sát nhất với yêu cầu tuyển dụng; HR sẽ thấy bạn là ứng viên phù hợp nhất chứ không phải là ứng viên giỏi nhất nhưng kém liên quan.
hoặc hiển nhiên cần có: Office, Excel, kỹ năng làm việc nhóm…
Mà 99% ứng viên đều copy paste vào CV: hard working, teamwork, innovative, motivated, result oriented, … Thay vào đó hãy dùng con số cụ thể và những động từ hành động này.
Chẳng hạn như “tôi”, “của tôi”, vì:
Việc sử dụng cách viết trung lập hoặc ngôi thứ ba giúp đoạn tóm tắt nghe trang trọng và chuyên nghiệp hơn, phù hợp với các quy chuẩn viết CV trong môi trường công việc. CV là tài liệu thể hiện năng lực và thành tích, không phải câu chuyện cá nhân. Ví dụ:
✅ “Chuyên gia digital marketing với kỹ năng phân tích dữ liệu và xây dựng chiến lược hiệu quả.”
❌ “Tôi là một chuyên gia marketing với kỹ năng phân tích dữ liệu và xây dựng chiến lược hiệu quả.”
CV không phải là thư cá nhân hay một bài viết kể chuyện, đây là tài liệu mang tính chuyên môn, nhằm trình bày thông tin và thành tích một cách ngắn gọn. Việc loại bỏ đại từ ngôi thứ nhất giúp giọng văn trở nên khách quan và tập trung vào năng lực thay vì câu chuyện cá nhân. Ví dụ:
✅ “Đạt kỷ lục tăng doanh số 30% thông qua các chiến dịch sáng tạo.”
❌ “Tôi đã đạt kỷ lục tăng doanh số 30% thông qua các chiến dịch sáng tạo.”
Không dùng đại từ giúp câu văn ngắn gọn hơn, điều này rất quan trọng trong CV, nơi sự súc tích được đánh giá cao. Nhà tuyển dụng thường chỉ lướt qua CV trong vài giây, vì vậy cách viết ngắn gọn giúp truyền đạt thông tin hiệu quả hơn. Ví dụ:
✅ “Quản lý đội nhóm 10 người và hoàn thành dự án đúng hạn.”
❌ “Tôi đã quản lý đội nhóm 10 người và tôi hoàn thành dự án đúng hạn.”
Việc loại bỏ đại từ giúp làm nổi bật thành tựu và kỹ năng của bạn, thay vì tập trung vào cá nhân. Điều này phù hợp với mục tiêu chính của CV: thể hiện giá trị bạn mang lại cho nhà tuyển dụng. Ví dụ:
✅ “Chuyên gia tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí vận hành.”
❌ “Tôi là chuyên gia tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí vận hành.”
Nếu bạn đang viết email hoặc thư xin việc (cover letter) thì việc sử dụng “tôi” là hoàn toàn phù hợp, vì đây là các định dạng mang tính giao tiếp và nhắm đến một đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, trong CV, cách viết trung lập vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.
Marketing Director
E-Commerce Director
Digital Marketing Manager
Marketing Manager
Social Media Manager
Senior Account Manager
Head of Media
Tóm lại, Summary là đoạn gần như bắt buộc phải có ở đầu CV và nó giúp bạn:
=> Vậy thì hãy viết Objective.
Tham khảo đầy đủ mẫu CV chuyên nghiệp.