Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn có cái nhìn sớm về các kỹ năng cốt lõi, tính cách của bạn và khả năng trả lời 1 câu hỏi không có cấu trúc.
Nhà tuyển dụng muốn xem liệu bạn có thể cân bằng giữa sự tự tin và sự khiêm tốn hay không. Họ cũng muốn biết bạn tự nhận thức, trung thực như thế nào và tự sắp xếp điểm mạnh của bạn phù hợp với vai trò hiện tại ra sao.
Người phỏng vấn muốn đánh giá xem liệu những điểm yếu của bạn có cản trở quá trình thực hiện công việc không. Họ đang tìm kiếm sự khiêm tốn và liệu bạn có cam kết học hỏi và phát triển hay không.
Câu hỏi này kiểm tra mức độ thuyết phục của bạn. Người phỏng vấn muốn xem liệu bạn có thể đưa ra một trường hợp bình tĩnh và tự tin cho chính mình hay không, ngay cả khi họ đang tỏ ra hoài nghi.
Câu hỏi này không đơn thuần để bạn kết thúc buổi phỏng vấn với tất cả các thắc mắc đã được làm rõ. Mục đích là để xem bạn có chuẩn bị hay không và đánh giá mức độ tò mò, chu đáo của bạn.
Trường hợp bạn được hỏi câu này từ sớm, rất có thể người phỏng vấn đang thực sự hỏi: “Chúng tôi có đủ khả năng thuê bạn không?”. Nếu bạn được hỏi muộn hơn nhiều, người phỏng vấn có thể đang hy vọng các yêu cầu về tiền lương của bạn nằm trong ngân sách họ có cho vị trí này.
Người phỏng vấn muốn hiểu điều gì đã thúc đẩy bạn nộp đơn cho vị trí này. Họ không muốn những ứng viên thờ ơ với nơi họ làm việc. Thay vào đó, họ muốn một người đưa ra những lý do rất cụ thể về lý do tại sao họ muốn công việc này.
Nhà tuyển dụng muốn xác định mức độ nghiêm túc của bạn đối với sự nghiệp của mình và liệu mục tiêu của bạn có phù hợp với mục tiêu cho công việc này không. Nhà tuyển dụng không mong đợi bạn đưa ra một chức danh cụ thể mà bạn muốn. Thay vào đó, họ muốn biết những gì bạn hy vọng đạt được.
Nhà tuyển dụng muốn đánh giá, có phải bạn đang chạy trốn vấn đề gì, hay bạn đang muốn theo đuổi một điều gì đó?
Yên tâm là câu hỏi này không phải để làm cho bạn rớt (nếu muốn rớt thì bạn đã không được mời phỏng vấn)
Có thể thừa nhận 1 sai lầm cho thấy sự trưởng thành và trách nhiệm cá nhân. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn tự nhận thức và học hỏi được từ những kinh nghiệm trong quá khứ.
Mục đích câu hỏi này là để đánh giá trí thông minh cảm xúc (EQ) của bạn. Người phỏng vấn đang tìm kiếm người giải quyết vấn đề giỏi, không phải người mạnh miệng.
Cụ thể hơn, nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu xem bạn có dễ mến, phù hợp với văn hóa không. Đây là vài gợi ý bạn nên và không nên nói gì.
Một số công việc đòi hỏi áp lực cao và người phỏng vấn muốn kiểm tra xem bạn có thể xử lý được áp lực đó không. Hãy giải quyết loại câu hỏi này bằng cách kể 1 câu chuyện thuyết phục gồm 3H: Hoàn cảnh, Hành động, và Hiệu quả.
Câu hỏi này đánh giá cách bạn định nghĩa một thành công trong sự nghiệp. Nếu câu chuyện đủ hay, nhà tuyển dụng sẽ muốn bạn thực hiện lại những thành công tương tự tại công ty của họ. Bạn nên tập trung thể hiện sự tác động và kết quả.
Xung đột là một phần của cuộc sống, công việc. Nhà phỏng vấn muốn biết liệu bạn có thể giải quyết những căng thẳng đó một cách tôn trọng hay không. Nếu bạn đã giúp đưa mọi thứ về một thỏa thuận tích cực, đó là một điểm lợi lớn. Ngược lại, biểu hiện của sự tức giận hoặc thoả hiệp sẽ làm bạn mất điểm.
Những người lãnh đạo xuất sắc có khả năng diễn giải giá trị và ưu tiên của họ bằng vài từ ngắn gọn. Điều này là một bài kiểm tra để xem bạn có thể giải thích về bản thân mình không. Đồng thời, nó cũng giúp xác định xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.
Nhà phỏng vấn muốn biết liệu bạn có thích hợp với đội nhóm hay không. Câu hỏi này cũng có thể giúp bạn thể hiện những điểm mạnh mà không làm bạn cảm thấy như đang khoe khoang, tự đắc.
Người phỏng vấn đang muốn biết kinh nghiệm trước đây của bạn, kể cả những sự ứng biến, sáng tạo, đạo đức của bạn trong công việc có đáp ứng được vị trí họ đang tuyển không.
Hãy trả lời câu hỏi này bằng 1 câu chuyện hấp dẫn gồm 3 H: Hoàn cảnh – Hành động – Hiệu quả
Người phỏng vấn muốn thấy một ứng viên không “xù lông” trong những tình huống bị chất vấn, phải giải trình, thay vào đó, bạn còn đón nhận những lời phê bình, góp ý cũng như có khả năng trả lời một cách thuyết phục.
Người phỏng vấn hỏi câu này để đánh giá các kỹ năng của bạn, cũng như để xác định những điểm bạn mạnh và yếu. Những điều bạn nêu từ ý tưởng đến thực thi, sẽ mang lại cho họ một cái nhìn về kiến thức và sự sáng tạo của bạn.
Người phỏng vấn muốn đánh giá khả năng phân tích của bạn, đặc biệt là năng lực số liệu và đo lường hiệu quả của một chiến dịch khi nó được triển khai.
Người phỏng vấn muốn biết đam mê của bạn với digital marketing khi nghe bạn mô tả về việc tự học ngành đang phát triển này.
Người tuyển dụng muốn trực tiếp đánh giá các kỹ năng truyền thông của bạn, như sản xuất, biên tập nội dung từ bài đăng trên blog, báo đến email, quảng cáo,…
Người tuyển dụng hỏi câu này để hiểu độ đam mê digital marketing, tư duy phản biện, kiến thức chuyên sâu về ngành của bạn. Ví dụ bạn đưa ra sẽ cho nhà phỏng vấn thấy cách bạn tiếp cận một chiến dịch digital marketing thế nào, điều gì bạn xem là giá trị, khả năng phân tích của bạn về một hoạt động marketing.
Họ muốn xem liệu bạn có sẵn lòng thử nghiệm như tố chất căn bản của một digital marketer, và quan trọng hơn là xem bạn có khả năng đánh giá trước hoạt động để giảm thiểu rủi ro không.
Người phỏng vấn muốn biết điểm mạnh và yếu của bạn trong việc cân bằng giữa chiến lược tổng thể và thực thi chi tiết các hoạt động, dự án digital marketing.
Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có quan điểm sáng tạo nào khác với các tiêu chuẩn ngành đã được thiết lập hay không và xem bạn nắm bắt các nền tảng của nguyên tắc đó tốt đến mức nào.
Người phỏng vấn hỏi câu này để hiểu cách bạn áp dụng kỹ năng tư duy phản biện dựa trên dữ liệu khi sử dụng nghiên cứu KH để đưa ra các quyết định digital marketing.
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải là người làm việc nhóm tốt không, cụ thể hơn, họ đang tìm cách khám phá khả năng của bạn khi cộng tác với những người khác.
Họ hỏi câu hỏi này để đánh giá kỹ năng phân tích, sự tháo vát và mức độ thành thạo của bạn khi liên tục sử dụng dữ liệu để tối ưu kết quả.
Bạn không cần phải là một chuyên gia về nghiên cứu thị trường, nhưng người phỏng vấn đang tìm kiếm ứng viên thành thạo các nguyên tắc cơ bản và có kinh nghiệm triển khai các hoạt động này.
Thứ hai, nêu những điểm bạn mong đợi ở thử thách, công việc mới.
Ví dụ, “Hiện em đã có hơn 2 năm kinh nghiệm triển khai thành thạo quảng cáo Facebook và Google. Em muốn tìm thử thách khó hơn, được học và làm thêm nhiều cái mới về digital marketing,...”Cuối cùng, lý do bạn dự định nghỉ công ty cũ cũng liên quan đến cơ hội đang phỏng vấn. Cho người tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu rất kỹ về công ty và vị trí họ đang tuyển. Thuyết phục họ những điểm bạn thấy mình phù hợp và đó là lý do bạn đã cân nhắc kỹ về dự định nghỉ tại công ty cũ để có mặt trong buổi phỏng vấn này.
Ví dụ: “Em thấy năng lực của mình sát với yêu cầu công việc này. Vị trí này yêu cầu một người có thể tối ưu quảng cáo tốt. Đây là điểm em đã làm rất chắc tại công ty cũ. Ngoài ra em cũng đã tìm hiểu thì biết áp lực khi làm ở công ty thương mại điện tử là rất cao, đó cũng là điểm em đang muốn học hỏi, thử thách thêm bản thân tại những công ty startup như này.”